Trẻ đi uống OPV xong về mẹ ăn củ mì có sao không?

Hỏi

Nay em đưa con đi uống OPV về ạ. Về nhà em quên mất nên đã ăn củ mì. Vậy cho em hỏi là trẻ đi uống OPV xong về mẹ ăn củ mì có sao không ạ? Con em mới 3 tháng ạ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào em! Củ sắn trong miền nam hay gọi là củ mì, củ sắn có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn. Chất độc trong sắn là HCN, nếu không biết chế biến hoặc ăn không đúng cách rất dễ bị ngộ độc. HCN có trong sắn tươi có thể gây rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là ngộ độc. Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em.

Để tránh ngộ độc, ta có thể loại bỏ độc tố từ củ sắn bằng cách:

  • Bóc vỏ trước khi nấu, ngâm sắn trong nước một thời gian rồi mới nấu sắn tươi. Khi nấu mở nắp đậy để HCN bay hơi.
  • Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần để giảm bớt độc tố.
  • Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn. Không nên ăn củ sắn vào buổi tối vì có thể các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ không phát hiện kịp hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu.

Không nên ăn đọt sắn, sắn cao sản, sắn lâu năm và các loại sắn có vị đắng vì những loại này thường chứa khá nhiều độc chất. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên ăn sắn nguyên củ nướng hoặc chiên vì cơ bản độc chất vẫn còn nguyên chưa bị khử. Trong trường hợp em ăn có 1 lần rồi cho con bú không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cũng như tác dụng của vắc-xin nhưng nếu ăn nhiều, chất độc có thể bị tích tụ lại trong sữa mẹ vì vậy với những phụ nữ cho con bú, tốt nhất nên tránh ăn loại củ này để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Nếu còn lo lắng em có thể đưa con đến tại các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được bác sĩ tư vấn thêm.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc “trẻ đi uống OPV xong về mẹ ăn củ mì có sao không?” tới Vinmec. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ CKI Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pharnanca
    Công dụng thuốc Pharnanca

    Pharnanca là thuốc gì, có tác dụng điều trị bệnh gì và nên được sử dụng như thế nào để có hiệu quả cao? Tất cả thông tin cơ bản liên quan đến thuốc Pharnanca sẽ được lý giải dưới ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Phacoparecaps

    Thuốc Phacoparecaps có thành phần chính là Loperamid hàm lượng 2 mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp tiêu chảy, dự phòng và các biến chứng của tiêu chảy như mất nước, mất điện giải ...

    Đọc thêm
  • Đau bụng
    Phân loại đau bụng cấp ở trẻ em

    Trẻ bị đau bụng cấp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, để đưa ra được phác đồ điều trị đúng, kịp thời, ngăn ngừa biến chứng thì cần phải phân loại đau bụng cấp ở trẻ một ...

    Đọc thêm
  • Bệnh celiac có nguy hiểm?
    Sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh Celiac

    Celiac là bệnh lý mạn tính có cơ chế tự miễn do phản ứng với gluten trong thức ăn. Bệnh có yếu tố di truyền và trên thực tế lâm sàng, biểu hiện khá đa dạng từ không có triệu ...

    Đọc thêm
  • Prevenolax Tablet
    Công dụng thuốc Prevenolax Tablet

    Thuốc Prevenolax Tablet được sử dụng cho bệnh đường tiêu hóa. Khi dùng thuốc Prevenolax Tablet bạn nên lưu ý chỉ định của bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Sau đây là một số chia sẻ giúp bạn ...

    Đọc thêm