Điều trị dị ứng kháng sinh đã đỡ có phải uống tiếp không?

Hỏi

Chào dược sĩ,

Cháu bị dị ứng thuốc kháng sinh, cháu đã uống thuốc chống dị ứng và đã thấy đỡ. Vậy dược sĩ cho cháu hỏi điều trị dị ứng kháng sinh đã đỡ có phải uống tiếp không? Cháu cảm ơn dược sĩ.

Trang (1998)

Trả lời

Được giải đáp bởi Dược sĩ Nguyễn Huy Khiêm - Dược sĩ lâm sàng - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Điều trị dị ứng kháng sinh đã đỡ có phải uống tiếp không?”, dược sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn không nêu rõ tên thuốc kháng sinh bạn dị ứng, biểu hiện và thời gian xảy ra dị ứng của bạn cũng như tình trạng của bạn hiện tại, vì thế dược sĩ chưa thể tư vấn chính xác cho bạn được.

Nhìn chung, nếu bạn không gặp phải các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng (bao gồm: Tụt huyết áp, khó thở, sưng phù vùng mặt, loét da,...) và các triệu chứng hiện tại đã thuyên giảm, bạn có thể không cần uống thêm thuốc chống dị ứng nữa. Nếu các triệu chứng quay trở lại, hoặc tiến triển nặng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Bạn nên lưu lại các thông tin về tiền sử dị ứng trước đây, tên thuốc gây dị ứng, biểu hiện dị ứng của bạn để có thể thông tin cho nhân viên y tế để được đảm bảo sử dụng thuốc và các dịch vụ y tế an toàn, hiệu quả.

Nếu bạn còn thắc mắc về dị ứng kháng sinh uống thuốc đã đỡ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

663 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • dị ứng kháng sinh amoxicillin
    Tìm hiểu về dị ứng kháng sinh amoxicillin

    Dị ứng amoxicillin là một tình trạng xảy ra ở nhiều người cả người lớn và trẻ em. Đây là thuốc kháng sinh phổ rộng thường được điều trị những tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Apadaz
    Phác đồ kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

    Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật thường được chỉ định sử dụng trong một số loại phẫu thuật nhằm mục đích hạn chế tối đa nhiễm trùng vết mổ. Phác đồ kháng sinh dự phòng được thực hiện dựa ...

    Đọc thêm
  • Daratumumab
    Daratumumab: Tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng

    Thuốc Daratumumab thường được kê đơn trong điều trị bệnh đa u tuỷ xương. Tuỳ thuộc vào mỗi tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định liều lượng, dạng thuốc Daratumumab khác nhau. Do đó, bạn tuyệt ...

    Đọc thêm
  • Chóng mặt
    Chóng mặt và các câu hỏi thường gặp

    Chóng mặt là tình trạng rất thường gặp ở nhiều người, đặc biệt những người trong độ tuổi trưởng thành trở nên. Chóng mặt đôi khi chỉ là biểu hiện của sự căng thẳng, mệt mỏi hoặc tác động từ ...

    Đọc thêm
  • Amlozaar
    Công dụng thuốc Amlozaar

    Amlozaar thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế viên nén, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc có thành phần chính là Losartan và Amlodipine. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Amlozaar sẽ giúp người bệnh ...

    Đọc thêm