Chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống và ngược lại

Lựa chọn đường dùng sao cho tối ưu là một khía cạnh quan trọng trong điều trị kháng sinh. Đường uống là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên trên thực tế bệnh nhân điều trị nội trú thường áp dụng tiêm tĩnh mạch. Vậy làm thế nào để chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống và ngược lại?

1. Lựa chọn đường dùng kháng sinh như thế nào?

Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học. Kháng sinh được sử dụng để kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Hai dạng bào chế chủ yếu của kháng sinh đó là dạng đường uống và dạng đường tiêm. Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ xem xét quyết định sử dụng đường dùng kháng sinh phù hợp. Kháng sinh đường uống thường được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc người bệnh không uống được, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đường tiêm. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ linh hoạt chuyển đổi kháng sinh đường tiêm sang đường uống và ngược lại tùy theo diễn biến của bệnh.

XEM THÊM: Nhận thức đầy đủ về kháng sinh

2. Chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống khi nào?

2.1. Các điều kiện chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống

Một bệnh nhân được chỉ định chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống khi tình trạng bệnh nhân có tiến triển tốt, cải thiện rõ rệt. Cụ thể là:

  • Từ ngày thứ 3 trở đi, nhiệt độ cơ thể người bệnh dưới 38 trong ít nhất 24 đến 48h, nhịp thở dưới 20 lần/phút, nhịp tim dưới 90 lần/phút, X-quang ngực tiến triển tốt, công thức máu số lượng bạch cầu giảm về bình thường.
  • Bệnh nhân có thể uống được, không bị các vấn đề tiêu hóa như: nôn nhiều, tiêu chảy nặng, rối loạn nuốt tắc nghẽn ống tiêu hóa, tắc ruột...
  • Người bệnh không bị các tình trạng mất ý thức như ngất, hôn mê, không kiểm soát được bản thân.
  • Người bệnh không mắc một số bệnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe não, viêm mới tế bào mắt, áp xe sâu,...
Uống thuốc
Người bệnh được chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống khi đáp ứng các yêu cầu của bác sĩ

Ngoài ra, để chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống, bệnh viện phải có sẵn thuốc kháng sinh đường uống phù hợp. Việc chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống có nhiều ưu điểm như: thuận tiện cho bệnh nhân, giảm chi phí điều trị, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn qua vị trí tiêm. Giảm sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch thay bằng đường uống còn giúp hạn chế gia tăng tỷ lệ kháng thuốc.

2.3. Các liệu pháp chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống

Để chuyển kháng sinh từ đường tiêm, có 3 liệu pháp thường được sử dụng bao gồm:

  • Liệu pháp tuần tự: Chuyển đổi kháng sinh cùng hoạt chất, cùng liều lượng nhưng khác đường dùng.
  • Liệu pháp chuyển đổi: Chuyển đổi kháng sinh trong cùng nhóm, có cùng phổ kháng khuẩn nhưng hoạt chất và đường dùng khác nhau.
  • Liệu pháp giảm dần: Chuyển đổi kháng sinh có thể cùng nhóm hoặc khác nhóm. Liều dùng, tần suất dùng và phổ kháng khuẩn của kháng sinh đường tiêm trước đó và kháng sinh đường uống được lựa chọn thay thế có thể không giống nhau.

Việc lựa chọn từng liệu pháp phụ thuộc vào loại kháng sinh và loại thuốc uống tương đương có sẵn.

3. Chuyển kháng sinh từ đường uống sang đường tiêm

Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chuyển kháng sinh từ đường uống sang đường tiêm khi tình trạng nhiễm khuẩn không được cải thiện, nồng độ vi khuẩn trong máu cao, khó kiểm soát bằng kháng sinh đường uống. Bác sĩ cũng nhanh chóng chuyển kháng sinh từ đường uống sang đường tiêm nếu xác định người bệnh mắc các nhiễm khuẩn nặng, tiến triển nhanh, đe dọa tính mạng như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm màng tim,... Ngoài ra, chuyển kháng sinh từ đường uống sang đường tiêm cũng được thực hiện nếu bệnh nhân bị nôn mửa, tắc ruột,...không thể hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa.

Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có lựa chọn kháng sinh và đường dùng kháng sinh phù hợp. Chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống và ngược lại một cách linh hoạt giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều trị và kinh tế, đồng thời giúp giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong điều trị.

Tiêm thuốc
Một số trường hợp được bác sĩ chỉ định chuyển kháng sinh từ đường uống sang đường tiêm

Hiện nay, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi đã làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và trở thành tình trạng kháng kháng sinh. Vì thế, bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn tốt để điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Trong trường hợp cần sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, các bác sĩ tại Vinmec sẽ đưa ra phác đồ điều trị, đồng thời tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như kháng kháng sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Omadacycline
    Thuốc Omadacycline: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Kháng sinh là một nhóm các thuốc giúp điều trị nhiễm trùng, đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Thuốc Omadacycline hiện nay là một kháng sinh được sử dụng rất nhiều. Chúng ta hãy cùng nhau tìm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • thuốc Arotrim
    Công dụng thuốc Arotrim

    Thuốc Arotrim thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, với dược chất chính là Clindamycin. Clindamycin là một loại kháng sinh, tác dụng chính là ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó sát khuẩn.

    Đọc thêm
  • Zibac
    Công dụng thuốc Zibac

    Zibac là thuốc chứa hoạt chất Azithromycin, một kháng sinh phổ rộng thuộc họ macrolid được sử dụng rộng rãi có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Tìm hiểu thông tin về thành phần, công dụng, giúp người bệnh có thể ...

    Đọc thêm
  • Beecetrax
    Công dụng thuốc Beecetrax

    Thuốc Beecetrax với thành phần chính là Ceftriaxone, là bột thuốc pha tiêm được sử dụng nhằm kìm khuẩn và diệt khuẩn. Đây là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân bắt buộc phải có chỉ định và kê đơn của ...

    Đọc thêm
  • Coducefa
    Công dụng thuốc Coducefa

    Coducefa là một loại kháng sinh đường uống dùng theo đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Coducefa có công dụng gì? Liều dùng Coducefa thế ...

    Đọc thêm