Công dụng thuốc Anogin

Thuốc Anogin có thành phần chính là Acetaminophen, thường được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức như đau răng, đau tai, đau đầu, sốt, ... Người bệnh dùng thuốc Anogin có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu, thiếu máu... Vì thế cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

1. Anogin là thuốc gì?

Thuốc Anogin được phân loại vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thành phần hoạt chất chính của Anogin là Acetaminophen.

Dạng bào chế: Viên nang, mỗi viên chứa 500mg Acetaminophen và các tá dược khác của nhà sản xuất.

Dạng đóng gói: Vỉ 10 viên nang, hộp gồm 10 vỉ hoặc 20 vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Anogin

Anogin là thuốc hạ sốt, giảm đau không steroid thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Hạ sốt do nhiễm khuẩn, sau tiêm chủng, cảm lạnh, cảm cúm, ...
  • Giảm đau nhức và khó chịu trong đau răng, đau đầu, đau tai, cảm cúm, ...

Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng thuốc Anogin trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Anogin.
  • Thiếu máu
  • Có bệnh tim, phổi, thận, gan
  • Người nghiện rượu
  • Thiếu men G6PD

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Anogin

Để sử dụng thuốc Anogin an toàn, người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về liều lượng, đường dùng, thời gian dùng thuốc. Không nên tự ý thay đổi liều lượng của thuốc hoặc đưa cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.

Liều lượng:

  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: 250 – 500mg mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 4 lần / ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 500 – 1000mg mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 4g / ngày.

Lưu ý:

  • Không dùng thuốc Anogin quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày với trẻ em.

Không tự ý dùng thuốc Anogin để hạ sốt trong những trường hợp sốt trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát.

Cách dùng: Thuốc Anogin được bào chế dưới dạng viên nang và dùng theo đường uống, uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, không nhai hoặc bẻ vỡ viên thuốc vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Xử trí khi quên liều thuốc Anogin:

  • Khi quên liều, hãy cho người bệnh dùng liều khác càng sớm càng tốt. Nếu gần đến thời điểm dùng thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua và uống liều tiếp theo như kế hoạch.

Xử trí khi quá liều thuốc Anogin:

  • Quá liều thuốc Anogin có thể gây buồn nôn, chán ăn, đau bụng, xanh xao. Khi dùng liều trên 10g / ngày ở người lớn và trên 150mg / kg / ngày ở trẻ em có thể gây hủy hoại tế bào gan không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện quá liều, hãy nhanh chóng đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. Súc rửa dạ dày cho bệnh nhân để loại trừ thuốc đã uống ra khỏi cơ thể, cho bệnh nhân dùng chất giải độc N- acetylcysteine uống hoặc tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Anogin

Ngoài tác dụng điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Anogin như:

  • Ít gặp: Ban da, buồn nôn, nôn, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, bệnh thận, độc tính trên thận khi sử dụng dài ngày.
  • Hiếm gặp: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác chưa được nghiên cứu, báo cáo. Để đảm bảo an toàn, hãy thông báo với bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc Anogin.

5. Tương tác thuốc

Khi điều trị với nhiều thuốc, có thể xảy ra tương tác phức tạp giữa các thành phần trong thuốc và ảnh hưởng đến tác dụng, độc tính của thuốc. Vì vậy, người bệnh cần liệt kê danh sách và thông báo với bác sĩ về các thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và khoáng chất, các sản phẩm thảo dược, ...

  • Sử dụng Anogin liều cao và kéo dài có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của coumarin và các dẫn chất indandion.
  • Thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin có thể làm tăng chuyển hóa Anogin và làm tăng độc tính trên gan.
  • Dùng đồng thời thuốc Anogin và Isoniazid có thể làm tăng độc tính trên gan của Anogin.

Ngoài ra, một số bệnh như suy gan, suy thận, suy giảm miễn dịch, ung thư, tiểu đường, ... cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các bệnh đang mắc.

Một số loại thực phẩm, đồ uống cũng có khả năng xảy ra tương tác với thuốc. Vì vậy, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về một số thực phẩm nên tránh trong quá trình dùng thuốc Anogin như rượu bia, nước ép bưởi, đồ uống có cồn,

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Anogin

Sử dụng thuốc Anogin cho phụ nữ có thai: Chưa có đủ bằng chứng về độc tính trên bào thai, tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với thai nhi. Do đó, chỉ dùng Anogin cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.

Sử dụng thuốc Anogin cho phụ nữ cho con bú: Chưa thấy tác dụng phụ xảy ra với trẻ bú mẹ khi mẹ đang dùng Anogin, lượng thuốc đi qua sữa mẹ là rất ít nên không gây hại cho trẻ bú mẹ.

Thận trọng khi sử dụng Anogin cho người bệnh suy gan, suy thận, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, người bị mất nước.

Uống rượu nhiều có thể làm tăng độc tính trên gan của Anogin, do đó nên tránh uống rượu trong quá trình điều trị.

Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnsoon, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, ... có khả năng gây tử vong mặc dù hiếm gặp nhưng đã xảy ra với Anogin.

Trên đây là những thông tin về công dụng thuốc Anogin, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để quá trình dùng thuốc đạt được chất lượng tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

994 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan