Công dụng thuốc Betosiban

Betosiban có hoạt chất chính là Atosiban, có khả năng trì hoãn quá trình sinh non. Bài viết sẽ cung cấp đến bạn thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Betosiban.

1. Thuốc Betosiban có tác dụng gì?

Thuốc Betosiban có hoạt chất chính là Atosiban, là một hình thức biến đổi của oxytocin để cạnh tranh thụ thể oxytocin tại tử cung, do đó ngăn chặn các cơn gò tử cung. Thuốc Betosiban được chỉ định để làm chậm quá trình sinh non sắp xảy ra ở phụ nữ mang thai có các dấu hiệu gồm: cơn co tử cung đều đặn với thời gian ít nhất là 30 giây, tốc độ ≥ 4 cơn mỗi 30 phút; giãn cổ tử cung 1 - 3cm (0 - 3cm đối với người chưa từng sinh đẻ) và xóa cổ tử cung ≥ 50%; tuổi từ 18 trở lên; tuổi thai 24 - 33 tuần đủ, nhịp tim thai bình thường.

2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Betosiban

Betosiban được dùng đường tĩnh mạch trong 3 bước liên tiếp nhau:

  • Khởi đầu tiêm Bolus tĩnh mạch chậm 6.75mg/ 0.9 ml trong vòng 1 phút.
  • Tiếp tục truyền tĩnh mạch thuốc Betosiban với tốc độ 24ml/ giờ cho đến 3 giờ.
  • Tiếp tục truyền tĩnh mạch thuốc Betosiban với tốc độ 8ml/ giờ cho đến 45 giờ.

Tổng thời gian điều trị Betosiban không nên vượt quá 48 giờ. Trong trường hợp cơn gò tái diễn, có thể lặp lại chu kỳ điều trị, nhưng không nên lặp lại hơn 3 chu kỳ điều trị trong suốt thai kỳ.

3. Chống chỉ định của thuốc Betosiban

Thuốc Betosiban không nên dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Tuổi thai dưới 24 hoặc lớn hơn 33 tuần, vỡ ối sớm trên 30 tuần tuổi thai.
  • Bệnh nhân băng huyết cần sinh ngay.
  • Bệnh nhân bị sản giật, tiền sản giật nặng.
  • Có tình trạng chậm phát triển trong tử cung với tim thai bất thường, thai chết lưu trong tử cung.
  • Nghi ngờ nhiễm trùng trong tử cung.
  • Nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.

4. Tác dụng phụ của thuốc Betosiban

Bệnh nhân sử dụng thuốc Betosiban có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Nhức đầu, chóng mặt, nóng bừng, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, phản ứng tại vị trí tiêm, tăng đường huyết.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Sốt, mất ngủ, ngứa và phát ban.
  • Tác dụng phụ hiếm: Xuất huyết sau sinh hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Betosiban

  • Sử dụng thuốc Betosiban thận trọng ở bệnh nhân có cơ địa nhau thai bất thường, đa thai, bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Cần lưu ý theo dõi các cơn co tử cung và tim thai trong quá trình sử dụng thuốc Betosiban.

Trên đây là các thông tin tổng quan về thuốc Betosiban. Nếu bệnh nhân có thắc mắc về thuốc, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

230 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan