Công dụng thuốc Fareso 40

Thuốc Fareso 40mg được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về thành phần, đặc điểm, tính chất cũng như công dụng hay cách sử dụng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về thuốc Fareso 40mg.

1. Fareso là thuốc gì?

Fareso 40 là thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ, có công dụng trong điều trị viêm loét, trào ngược thực quản và một số vấn đề liên quan khác. Fareso mang đến hiệu quả cao trong điều trị bệnh, vì vậy mà đây là một trong những loại thuốc được bác sĩ ưu tiên chỉ định.

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hoá.
  • Thành phần: Hoạt chất Esomeprazol magnesi trihydrat tương đương esomeprazol 40mg cùng với các tá dược vừa đủ.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột.
  • Quy cách đóng gói: Hộp gồm 3 vỉ x 10 viên.
  • Số đăng ký: VN1909715.
  • Nhà sản xuất: Công ty Farma Glow - Ấn Độ.
  • Đơn vị đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Tiền Giang.

2. Công dụng thuốc Fareso 40

Thuốc Fareso 40 có công dụng như sau:

  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), viêm xước thực quản do trào ngược.
  • Điều trị dài hạn đối với người bệnh bị viêm thực quản đã được chữa lành cần phòng ngừa tái phát.
  • Kết hợp cùng với phác đồ kháng khuẩn thích hợp nhằm diệt trừ Helicobacter pylori - nguyên nhân chính gây nhiễm trùng và viêm loét.
  • Sử dụng cho người bệnh cần điều trị liên tục bằng NSAID.
  • Chữa lành bệnh viêm loét dạ dày do dùng thuốc NSAID.
  • Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày và loét tá tràng do sử dụng thuốc NSAID ở người bệnh có nguy cơ cao.
  • Dùng trong điều trị kéo dài sau khi điều trị phòng ngừa tái xuất huyết vì loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
  • Sử dụng kết hợp cùng với một liệu trình khác để loại bỏ vi khuẩn H.P.

Liều dùng thuốc Fareso 40mg:

  • Trường hợp viêm xước thực quản do trào ngược: Sử dụng thuốc đều đặn, liên tục trong vòng 4 tuần, mỗi ngày uống 40mg Esomeprazole. Nếu người bệnh không khỏi hoàn toàn sau 4 tuần thì cần tiếp tục sử dụng trong 4 tuần tiếp theo.
  • Trường hợp điều trị liên tục nhằm ngăn ngừa tái phát viêm thực quản do trào ngược: Mỗi ngày uống 1 liều, mỗi liều tương ứng 20mg Esomeprazole.
  • Trường hợp điều trị trào ngược dạ dày - thực quản: Mỗi ngày dùng 1 lần 20mg Esomeprazole. Nếu dùng thuốc sau 4 tuần liên tục mà bệnh vẫn chưa được kiểm soát, người bệnh nên áp dụng các phương pháp chẩn đoán kỹ hơn.
  • Trường hợp để làm lành vết loét dạ dày ở người bệnh dùng thuốc NSAIDs: Cần điều trị liên tục trong vòng 4-8 tuần, mỗi ngày dùng 1 lần 20mg Esomeprazole.
  • Trường hợp phòng viêm loét dạ dày tá tràng ở người bệnh dùng thuốc NSAIDs: Mỗi ngày dùng 1 lần 20mg Esomeprazole.
  • Phác đồ kết hợp cùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.P gây ra: Dùng 20mg Nexium phối hợp cùng 1g Amoxicillin và 500mg Clarithromycin tương ứng với 1 liều, người bệnh sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày dùng 2 liều như trên.
  • Phác đồ kết hợp với thuốc để ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.P: Sử dụng phác đồ điều trị tương tự như phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm H.P.
  • Điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không steroid: Người bệnh uống mỗi ngày 1 lần 20mg Esomeprazole và duy trì liên tục trong 4 - 8 tuần.
  • Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Tuỳ vào từng người bệnh và mức độ tăng tiết acid dịch dạ dày mà liều dùng mỗi ngày cao hơn các trường hợp khác, có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày. Khi kiểm soát được các triệu chứng thì tiến hành phẫu thuật để cắt khối u, nếu không cắt bỏ u được hoàn toàn cần dùng thuốc lâu dài.

Cách dùng thuốc Fareso 40mg:

  • Thuốc Fareso 40mg được bào chế theo dạng viên nén bao tan trong ruột, chính vì vậy mà người bệnh sử dụng theo đường uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng. Nên nuốt trực tiếp viên thuốc cùng một chút nước ấm, không nên nằm khi uống thuốc. Ngoài ra, người bệnh không nên vận động mạnh trong ít nhất 1 tiếng kể từ khi sử dụng thuốc.

3. Xử lý khi quá liều, quên liều Fareso

Quá liều thuốc:

  • Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có báo cáo về việc quá liều Esomeprazole ở người, đồng thời cũng không có thuốc giải đặc hiệu. Chính vì vậy phương pháp xử lý chủ yếu khi uống quá liều là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Phương pháp thẩm tách máu không mang lại hiệu quả tăng thải trừ thuốc, bởi thuốc gắn nhiều vào protein.

Quên liều:

  • Nếu quên một liều thuốc, người bệnh nên uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Thế nhưng thời điểm uống bù đã gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Đặc biệt không nên uống bù bằng cách gấp đôi liều đã được chỉ định.

4. Chống chỉ định thuốc Fareso 40mg

Thuốc Fareso 40mg chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với someprazole, phân nhóm benzimidazole hoặc những thành phần khác trong công thức.
  • Không sử dụng Esomeprazole đồng thời với atazanavir, nelfinavir.
  • Người bệnh suy gan nặng.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Fareso 40mg

Khi sử dụng thuốc Fareso, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

Thường gặp:

  • Rối loạn hệ thần kinh: Đau nhức đầu.
  • Rối loạn hệ tiêu hoá: Táo bón, đau bụng âm ỉ, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón.

Ít gặp:

  • Rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng: Tình trạng phù ngoại biên.
  • Rối loạn tâm thần: Mất ngủ.
  • Rối loạn tiêu hoá: Khô miệng.
  • Rối loạn gan mật: Gây tăng sinh men gan.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Viêm da, nổi mẫn ngứa, mề đay.
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Gây gãy xương cổ tay, vùng hông và cột sống.

Hiếm gặp:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Làm giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Gây phản ứng quá mẫn như phù mạch, sốt, phản ứng phản vệ hay sốc phản vệ.
  • Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: Làm giảm natri máu.
  • Rối loạn tâm thần: Gây lú lẫn, trầm cảm, kích động.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Gây rối loạn vị giác.
  • Rối loạn mắt: Khó nhìn, nhìn mờ.
  • Rối loạn tai và mê đạo: Gây chóng mặt, choáng váng.
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Gây co thắt phế quản.
  • Rối loạn hệ tiêu hoá: Gây viêm miệng, nhiễm candida đường tiêu hoá.
  • Rối loạn gan mật: Gây viêm gan (có thể có hoặc không làm vàng da).
  • Rối loạn mô dưới da: Gây hói đầu, khiến da nhạy cảm với ánh sáng.
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Gây đau nhức khớp, đau cơ.
  • Rối loạn thận và tiết niệu: Bệnh viêm thận kẽ (ở một số người bệnh kèm theo tình trạng suy thận).
  • Rối loạn tổng quát và tại chỗ: Gây khó ở, tăng tiết mồ hôi.

Rất hiếm gặp:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Làm giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu.
  • Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: Làm giảm magie trong máu (khi magie giảm mạch có thể liên quan tới giảm canxi máu hoặc dẫn đến giảm kali máu).
  • Rối loạn gan mật: Suy gan, bệnh não (xuất hiện ở những bệnh nhân đã có bệnh gan).
  • Rối loạn tâm thần: Tính khí nóng nảy, gây ảo giác.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Hoại tử biểu bì gây độc (TEN), hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson.
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Gây yếu cơ.
  • Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Gây nữ hoá tuyến vú.

Tương tác thuốc:

  • Trong quá trình cơ thể hấp thu và đào thải Fareso 40mg, có thể xảy ra một số hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác với thức ăn hay các loại thuốc, thực phẩm khác trong cơ thể như: Imipram, Diazepam, Clomipramine, Phenytoin.

Thận trọng khi dùng thuốc:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh dưới 18 tuổi, vì mức độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.
  • Thận trọng khi dùng Esomeprazole trong thời gian dài, bởi nó có thể gây viêm teo dạ dày.
  • Trước khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton, cần loại trừ khả năng ung thư dạ dày, bởi thuốc có thể làm chậm, che lấp chẩn đoán ung thư.
  • Thận trọng đối với người bệnh mắc bệnh gan, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú.

Trên đây là những thông tin về thuốc Fareso 40mg. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng, tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

229 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phương pháp điều trị loét tá tràng như thế nào?
    Phương pháp điều trị loét tá tràng như thế nào?

    Chào bác sĩ, Tôi năm nay 65 tuổi bị viêm dạ dày loét tá tràng đã nhiều năm. Gần đây, tôi thấy bị nóng và đau ở vùng bụng, thỉnh thoảng cảm thấy người hơi ngấy sốt (1 ngày khoảng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Haratac 150
    Công dụng thuốc Haratac 150

    Thuốc Haratac 150 có thành phần chính là Ranitidin 150mg và các thành phần tá dược khác. Thuốc Ranitidin Haratac 150 được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược, khó tiêu, hội chứng Zollinger ...

    Đọc thêm
  • Helirab 20
    Công dụng thuốc Helirab 20

    Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng, viêm thực quản hồi lưu với thành phần chính trong thuốc là Rabeprazole 20mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Trimespa
    Công dụng thuốc Trimespa

    Trimespa 100 là thuốc tác động lên đường tiêu hóa, thường được chỉ định trong các bệnh lý co thắt đường tiêu hóa. Vậy thuốc Trimespa chữa bệnh gì và cần lưu ý gì để sử dụng thuốc đạt hiệu ...

    Đọc thêm
  • Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
    Công dụng thuốc Fluranex

    Thuốc Fluranex là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa có tác dụng điều trị loét dạ dày cấp tính, loét tá tràng cấp tính, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản... Tuy nhiên, việc sử dụng ...

    Đọc thêm