Công dụng thuốc Levotamaxe

Thuốc Levotamaxe có chứa hoạt chất Levofloxacin được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy Levotamaxe là thuốc gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

1. Thuốc Levotamaxe là gì?

Thuốc Levotamaxe có chứa thành phần chính là Levofloxacin và được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Đây là kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone có tác dụng kháng khuẩn tổng hợp có thể sử dụng bằng đường uống và đường tĩnh mạch. Thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN. Phổ tác dụng của Levofloxacin bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình.

Thuốc Levotamaxe có đặc điểm dược động học như sau:

  • Hấp thu: Sau khi đi vào cơ thể, levofloxacin được hấp thu nhanh với sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 100%. Thuộc ít chịu sự ảnh hưởng của thức ăn.
  • Phân bố: Khả năng gắn với protein huyết thanh của thuốc vào khoảng 30-40% và đạt được trạng thái ổn định về nồng độ trong vòng 3 ngày. Khả năng thâm nhập của thuốc tương đối tốt vào mô xương, dịch nốt phỏng, mô phổi nhưng hạn chế đi vào dịch não tủy.
  • Chuyển hoá: Levofloxacin được chuyển hóa rất thấp với tỷ lệ < 5% lượng được bài tiết trong nước tiểu.
  • Thải trừ: Levofloxacin được thải trừ khỏi huyết tương chậm với thời gian bán thải từ 6 đến 8 giờ. Ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận thì sự thải trừ và thanh thải ở thận giảm đi, đồng thời thời gian bán thải tăng lên. Các nghiên cứu đã chỉ ra không có sự khác biệt lớn về các chỉ số dược động học sau sử dụng bằng đường uống hoặc sau khi tiêm truyền tĩnh mạch nên có thể dùng thay thế đường uống và đường tĩnh mạch cho nhau.

2. Chỉ định- chống chỉ định của thuốc Levotamaxe

Thuốc Levotamaxe được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn trên 18 tuổi như:

Thuốc Levotamaxe chống chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với levofloxacin hoặc các thuốc kháng thuộc nhóm quinolone.
  • Bệnh nhân mắc bệnh động kinh.
  • Bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ có liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Levotamaxe

Liều dùng sử dụng cho đối tượng người lớn khác nhau tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn:

  • Viêm xoang cấp dùng liều 500 mg/ngày x 10 - 14 ngày.
  • Ðợt cấp viêm phế quản mạn dùng liều 250 - 500 mg/ngày x 7 - 10 ngày.
  • Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng 500 mg, 1 - 2 lần/ngày x 7 - 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận dùng liều 250 mg/ngày x 7 - 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm dùng liều 500 mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày.

4. Tác dụng phụ của thuốc Levotamaxe

  • Tác dụng phụ có thể xuất hiện của thuốc gồm có buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thay đổi vị giác, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, chóng mặt.
  • Một số phản ứng hiếm gặp bao gồm nhạy cảm ánh nắng, sưng đau cơ khớp, đau bụng, thay đổi thị giác, phản ứng dị ứng.
  • Các phản ứng rất hiếm xảy ra như động kinh, rối loạn tinh thần, rối loạn nhịp tim, đau ngực, bồn chồn, lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt/da.

5. Tương tác giữa Levotamaxe với các thuốc khác

Thuốc Levotamaxe không có tương tác đáng kể với thức ăn. Tuy nhiên cần lưu ý trước và sau khi uống Levotamaxe 2 giờ thì không nên uống những chế phẩm có chứa các cation hóa trị hai hoặc hóa trị ba như các muối sắt hoặc thuốc kháng-acid chứa magnesi hay nhôm vì có thể dẫn đến tình trạng giảm hấp thu. Sinh khả dụng của levofloxacin giảm đáng kể khi thuốc được dùng chung với sucralfate nên chỉ uống thuốc 2 giờ sau khi uống Levotamaxe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: thuocbietduoc.com

27 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan