Công dụng thuốc Spreadim

Thuốc Spreadim có thành phần chính là Ceftazidim được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Thuốc được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng... Cùng nắm rõ công dụng của thuốc Spreadim và những lưu ý quan trọng khi dùng Spreadim trong bài viết dưới đây.

1.Thuốc Spreadim là thuốc gì?

Thuốc Spreadim có thành phần chính là Ceftazidime Pentahydrate + Sodium Carbonat hàm lượng 1g. Thuốc Spreadim được sản xuất được bào chế ở dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói mỗi hộp bao gồm hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 5 ml.

2. Công dụng của thuốc Spreadim

Thuốc Spreadim được chỉ định sử dụng điều trị những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm màng não
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm bao gồm nhiễm khuẩn bỏng và vết thương

3. Liều dùng và cách xử trí thuốc Spreadim

3.1. Liều dùng

Cách dùng: Ceftazidime được tiêm bắp sâu, tiêm chậm vào tĩnh mạch từ 3-5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch

Liều dùng: Thuốc Spreadim được dùng theo sự kê đơn của bác sĩ

3.2. Xử trí khi quá liều, quên liều

Quá liều: Một số phản ứng như co giật, bệnh lý não, run rẩy, dễ bị thích kích thần kinh cơ ở một số người bệnh suy thận. Vì vậy, trong trường hợp sử dụng thuốc Spreadim quá liều so với quy định và có những biểu hiện bất thường, cần liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Biện pháp xử trí đối với người suy thận có thể thẩm tách máu hoặc màng bụng để loại trừ thuốc nhanh.

Quên liều: Trong quá trình sử dụng Spreadim, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, tránh xảy ra tình trạng quên liều làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu trường hợp quên liều thuốc Spreadim, hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Nhưng nếu thời gian đã quá gần liều tiếp người bệnh hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và uống liều tiếp theo đúng như kế hoạch. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Spreadim, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Spreadim

Trong quá trình sử dụng thuốc Spreadim có thể gặp một số tác dụng phụ cụ thể như sau:

  • Thường gặp: Kích ứng tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch, da ngứa,...
  • Ít gặp: Đau đầu, chóng mặt, sốt, phù Quincke, phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng lympho bào, loạn vị giác, buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy,...
  • Hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da nhiễm độc,...

5. Lưu ý khi dùng thuốc Spreadim

5.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Spreadim đối với các trường hợp mẫn cảm với cephalosporin.

5.2. Thận trọng khi dùng thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Spreadim, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng Ceftazidim, cần điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác
  • Có phản ứng chéo giữa cephalosporin và penicillin
  • Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc với các thuốc độc với thận
  • Một số chủng Enterobacter lúc đầu nhạy cảm với Ceftazidim có thể kháng thuốc dần trong quá trình điều trị với Ceftazidim và các cephalosporin khác
  • Ceftazidim có thể làm giảm thời gian prothrombin. Vì vậy, cần theo dõi thời gian prothrombin ở người suy gan, thận, suy dinh dưỡng và nếu cần phải cho vitamin K. Khi dùng thuốc cho người bệnh suy thận nên giảm liều
  • Thận trọng khi kê đơn Ceftazidim cho những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lỵ
  • Đối với phụ nữ mang thai: Cephalosporin được được coi là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ trên những người mang thai, vì vậy chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thực sự cần thiết
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa, ảnh hưởng đến trẻ còn bú nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

6.Tương tác thuốc Sprealin

Với thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid hoặc aminoglycosid, Ceftazidim gây độc cho thận, do đó cần giám sát chức năng thận khi điều trị kéo dài

Cloramphenicol đối kháng in vitro với Ceftazidim, nên tránh phối hợp khi cần tác dụng diệt khuẩn

Trong quá trình sử dụng thuốc Sprealin, người bệnh cần chú ý làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ, đọc kỹ các lưu ý trước khi dùng để có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc.

22 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • baczoline 1000
    Công dụng thuốc Baczoline 1000

    Thuốc Baczoline 1000 được sản xuất dưới dạng lọ bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Vậy thuốc Baczoline 1000 thuốc gì? Thuốc Baczoline 1000 có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • zimilast
    Công dụng thuốc Zimilast

    Thuốc Zimilast được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thành phần chính là Cilastatin Natri và Imipenem. Thuốc Zimilast được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • dalisone
    Công dụng thuốc Dalisone

    Dalisone chứa thành phần Ceftriaxone 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiêu ...

    Đọc thêm
  • Tazoright 4,5g
    Công dụng thuốc Tazoright 4,5g

    Tazoright 4,5g là thuốc kháng sinh đường tiêm với thành phần chính là Piperacillin (dưới dạng Piperacilin natri) và Tazobactam (dưới dạng Tazobactam natri). Vậy công dụng thuốc Tazoright 4,5g là gì?

    Đọc thêm
  • Chiacef
    Công dụng thuốc Chiacef

    Thuốc Chiacef chứa thành phần chính là Cephadroxil 500mg. Thuốc được khuyến cáo sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở cả trẻ em và người lớn. Vậy cụ thể Chiacef có tác dụng gì? Tham khảo ...

    Đọc thêm