Công dụng thuốc Timmak

Timmak là thuốc gì? Timmak với thành phần chính là dihydroergotamin mesylat hàm lượng 3mg. Thuốc thường được dùng chỉ định điều trị chứng rối loạn tuần hoàn thế đứng, giảm huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài... Dưới đây là những thông tin cụ thể về công dụng, cũng như cách dùng và liều lượng dùng thuốc phù hợp mà mọi người cần nắm rõ trước khi được chỉ định dùng thuốc.

1. Công dụng thuốc Timmak

Dihydroergotamin là một ergotamine (alcaloid của nấm cựa gà) được hydro hóa, có tác dụng dược lý khá phức tạp.

Thuốc có ái lực với cả thụ thể alpha - adrenergic và thụ thể serotoninergic nên vừa có tác dụng kích thích, lại vừa có tác dụng ức chế. Trong giảm huyết áp thế đứng thì dihydroergotamin có tác dụng chọn lọc gây co các mạch chứa (tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch) mà gần như không có tác dụng đến các mạch cản (động mạch và tiểu động mạch). Vì tăng trương lực tĩnh mạch nên dẫn tới phân lại máu, vì thế sẽ ngăn tích máu quá nhiều ở tĩnh mạch.

Trong chứng bệnh đau nửa đầu, lúc đầu thì thuốc có tác dụng bù lại mức thiếu serotonin trong huyết tương. Sau đó, do kích thích tác dụng của serotonin nên sẽ chống lại mất trương lực của hệ mạch ngoài sọ, hệ mạch cảnh đã bị giãn.

Để điều trị cơn đau nửa đầu có tác dụng nhanh thì nên tiêm dihydroergotamin. Còn để phòng ngừa cơn đau nửa đầu thì nên dùng viên uống kéo dài, để ổn định trương lực hệ mạch ngoài sọ.

Thuốc Timmak được chỉ định dùng để điều trị một trong các trường hợp sau đây:

  • Rối loạn tuần hoàn thế đứng.
  • Giảm huyết áp.
  • Triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi kéo dài.
  • Điều trị từng đợt để ngăn chặn bệnh đau nửa đầu và các bệnh đau đầu do vận mạch.

Thuốc Timmak chống chỉ định đối với các trường hợp dưới đây:

  • Người quá mẫn với dihydroergotamin hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào có trong công thức của thuốc.
  • Không thoa thuốc lên vùng da có vết trầy xước, vùng niêm mạc và vùng vú khi cho con bú.
  • Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng đau vẫn kéo dài từ 7 - 10 ngày hoặc vết bầm vẫn còn thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Không dùng thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi, hoặc trẻ có tiền sử động kinh hoặc bị co giật do sốt cao. Trẻ dưới 10 tuổi dùng thuốc thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cách dùng, liều dùng

Thuốc Timmak chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, vì thế, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định, tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, chuyên viên y tế.

2.1. Cách dùng

Thuốc được dùng theo đường uống trực tiếp ngay trước bữa ăn, nuốt nguyên viên nang mềm với nước đã đun sôi hoặc đã được tinh khiết.

Lưu ý là không được uống thuốc cùng với rượu, bia và các đồ uống có cồn, cũng như các loại nước uống có gas, nước ngọt đóng chai sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng thuốc.

2.2. Liều dùng

Liều dùng thông thường: uống 1 viên (3mg) x 3 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng thuốc cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, mức độ diễn tiến của bệnh và tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng phù hợp. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng được bác sĩ kê đơn để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Timmak, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn (ADR) như là:

  • Tác dụng phụ thường gặp: đau đầu, buồn nôn, nôn, đau nhức, chân bị chuột rút
  • Tác dụng phụ ít gặp: chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, lo âu, tiêu chảy, ban, đỏ bừng, khó thở, co mạch, tăng huyết áp
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Nếu thấy xuất hiện những tác dụng phụ này khi dùng thuốc hoặc có các dấu hiệu bất thường khác thì cần thông báo cho bác sĩ, chuyên viên y tế để được hướng dẫn cách xử trí kịp thời. Trong trường hợp nguy hiểm và khẩn cấp thì hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần đó để được cấp cứu, xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Thuốc Timmak có thể tương tác với một số loại thuốc khác và tương tác này có thể đối kháng hoặc hiệp đồng nhưng đều ảnh đến hiệu quả của các loại thuốc đang dùng.

Một số thuốc có thể tương tác với hoạt chất dihydroergotamin trong thuốc Timmak bao gồm:

  • Dùng đồng thời dihydroergotamin với các thuốc co mạch, thuốc cường giao cảm sẽ làm tăng huyết áp quá mức.
  • Dùng dihydroergotamin với thuốc chẹn beta có thể gây co mạch và làm giảm lưu lượng máu.
  • Sử dụng đồng thời với nicotin có thể gây co mạch ở một số bệnh nhân và làm tăng nguy cơ gây thiếu máu cục bộ của nấm cựa gà.
  • Dùng phối hợp với các kháng sinh macrolid (erythromycin, josamycin, ponsinomycin, triacetyloleandomycin) thì nhiễm độc nấm cựa gà tăng nhanh.
  • Dihydroergotamin chống lại tác dụng giãn mạch của glyceryltrinitrat (nitroglycerin) khi dùng đồng thời.
  • Nấm cựa gà với methysergid làm tăng nguy cơ co thắt các động mạch ở một số người bệnh khi dùng chung.

Để tránh tương tác thuốc thì bạn báo cho bác sĩ danh sách các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc điều trị bệnh, thảo dược hay thực phẩm chức năng để bác sĩ tư vấn và có sự điều chỉnh, thay đổi liều lượng, loại thuốc phù hợp.

5. Lưu ý và thận trọng

Để đảm bảo cho quá trình sử dụng thuốc Timmak an toàn và đạt được hiệu quả tốt thì người bệnh cũng cần lưu ý và thận trọng một số vấn đề sau

  • Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, nên cần dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tính toán và điều chỉnh liều lượng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc có thể gây ra phản ứng co thắt mạch và nếu co thắt mạch kéo dài có thể gây hoại tử hoặc tử vong. Do đó, nếu có dấu hiệu và triệu chứng của co mạch thì cần phải ngừng dùng thuốc.
  • Chỉ nên dùng thuốc cho các loại đau nửa đầu do vận mạch vì thuốc không có tác dụng đối với các loại đau đầu khác và thuốc cũng không có tính chất giảm đau.
  • Đối với phụ nữ có thai, cho con bú thì không nên dùng thuốc vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi trẻ nhỏ.

6. Xử trí quên liều, quá liều

Quên liều: Nếu quên uống một liều thuốc thì uống ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần với thời gian uống liều kế tiếp thì bỏ qua liều quên mà dùng tiếp liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Không được uống gộp 2 liều lại với nhau để bù liều quên nhằm tránh tình trạng quá liều.

Quá liều: Hiện nay chưa có thông báo về quá liều khi dùng thuốc Timmak, tuy nhiên, quá liều có thể có các dấu hiệu nhiễm độc nấm cựa gà: Mất cảm giác, đau và xanh tím đầu chi, mất mạch hoặc mạch đập yếu, khó thở, tăng hoặc giảm huyết áp, mê sảng, lú lẫn, co giật, buồn nôn, nôn, đau bụng.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ quá liều thì cần ngưng thuốc và gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và có biện pháp cấp cứu, xử trí kịp thời.

7. Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh ánh nắng mặt trời và có nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Cần để thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và các loài vật nuôi trong nhà.
  • Thu gom và xử lý thuốc không dùng nữa theo tư vấn của bác sĩ, nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn. Tuyệt đối không được xả thuốc dưới vòi nước sinh hoạt và không được vứt vào toilet.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Timmak và những thông tin này chỉ có tính chất tham khảo mà không hề nhằm mục đích chẩn đoán hay điều trị bệnh. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc thì người dùng cần tư vấn ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, cũng như có chỉ định tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan