Bị táo bón nên ăn trái cây gì?

Táo bón là tình trạng có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em, gây khó khăn khi đại tiện và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết bị táo bón nên ăn quả gì?

1. Nguyên nhân gây ra táo bón

Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn, do phân khô cứng, khó đào thải ra ngoài kèm cảm giác đau rát hậu môn khi rặn. Các nguyên nhân gây táo bón gồm có:

  • Thói quen nhịn đại tiện: Thói quen nhịn đại tiện khi kéo dài sẽ gây ra táo bón vì đã làm tích tụ 1 lượng phân lớn trong cơ thể. Lâu dần phân trở nên nhiều, nặng và cứng khiên việc đi vệ sinh khó khăn
  • Hấp thụ quá nhiều sắt: Nếu nồng độ sắt hấp thu cao hơn 8 mg/ ngày thì hoạt động của nhu động ruột sẽ bị ảnh hưởng gây ra táo bón. Vì vậy nếu muốn bổ sung sắt nhất là với phụ nữ mang thai và cho con bú cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không tự ý bổ sung viên sắt uống tuỳ tiện.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Là nguyên nhân gây táo bón phổ biến nhất có thể gặp ở mọi độ tuổi. Trong chế độ ăn hàng ngày, nếu dung nạp quá nhiều đạm và chất béo mà không bổ sung chất xơ trong rau củ quả thì bất cứ ai cũng có thể bị táo bón.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Là tình trạng rối loạn khiến các cơ ở vùng bụng không thể cơ, các cơ ở vùng sàn chậu không giãn. Điều này cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài, khiến việc đi đại tiện gặp khó khăn gây táo bón.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Táo bón có thể là 1 tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau,...Ngoài ra, một số người phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng cũng có thể gây ra táo bón khi ngưng thuốc

2. Nên ăn gì để cải thiện tình trạng táo bón?

Chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng táo bón, một số loại thực phẩm cần thiết để giảm thiểu tình trạng táo bón của người bệnh gồm có:

  • Trái cây: Được coi là “thực phẩm vàng” đối với sức khoẻ vì giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ lại ít calo.
  • Rau xanh: Với hàm lượng chất xơ dồi dào vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột lại giúp làm mềm phân nhờ đó khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Do đó người bị táo bón nên bổ sung các loại rau xanh thường xuyên như mồng tơi, rau lang, rau dền và súp lơ trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Khoai lang, các loại đậu: Khoai lang chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất. Còn lại các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh thì chứa nhiều chất béo tự nhiên. Vì vậy những thức ăn này là gợi ích để cải thiện tình trạng táo bón.
  • Sữa chua: Chứa lượng lớn lợi khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá giúp đường ruột thêm khỏe mạnh, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.
  • Nước lọc, nước ép: Người bị táo bón nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc, đào thải độc tố, hỗ trợ hoạt động nhu động ruột và làm mềm phân. Vì vậy để phòng ngừa và cải thiện táo bón, hãy uống nước thật nhiều, có thể phối hợp nước lọc với sinh tố trái cây và nước ép rau xanh...

3. Bị táo bón nên ăn trái cây gì?

Có rất nhiều loại trái cây giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân táo bón, có thể kể đến như:

  • Quả lê: Có khoảng 5,5g chất xơ trong 1 quả lê, cả chất xơ hoà tan và không hoà tan. Chất xơ không hòa tan trong vỏ lê giúp di chuyển phân dọc theo ruột trong khi chất xơ hoà tan được tìm thấy trong phần thịt của quả lê, khi kết hợp với nước tạo ra chất gel phồng lên trong phân. Ngoài ra, lê còn là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên do hàm lượng fructose cao hơn và sự hiện diện của sorbitol, giúp thúc đẩy tăng nhu động ruột, làm cho phân mềm và đại tiện dễ dàng
  • Táo: Cũng giống như lê, táo chứa nhiều chất xơ và pectin, 1 dạng chất xơ hoà tan có trong thịt quả. Pectin có thể làm giảm các triệu chứng táo bón bằng cách giảm thời gian vận chuyển của phân và tăng tốc độ đào thải.
  • Thanh long: Là loại quả có vỏ dày, không ăn được dù vậy vẫn cung cấp gần 5g chất xơ, lại dễ ăn vì có vị ngọt mát giàu vitamin và khoáng chất.
  • Kiwi: Có kích thước tương đối nhỏ nhưng chứa nhiều chất xơ, nghiên cứu cho thấy ăn 2 quả kiwi mỗi ngày có thể làm giảm khó chịu ở bụng và ngăn ngừa táo bón.
  • Mận: Là loại trái cây phổ biến dùng làm nước ép giảm táo bón, mỗi ly nước ép có thể chứa khoảng 2,6 g chất xơ. Mặc dù chất xơ có thể làm tăng khối lượng phân nhưng sorbitol trong nước ép mận khô giúp làm mềm phân, đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Trái cây có múi: Các loại trái họ cam quýt, bưởi có thể giúp giảm táo bón. Giống như táo bón, trái cây có múi có chất xơ hoà tan dạng pectin, giúp giảm táo bón. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt cũng có flavonoid naringenin có tác dụng nhuận tràng.

4. Khi nào táo bón cần đến gặp bác sĩ?

Nhìn chung, táo bón không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc táo bón kéo dài và nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ vì đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, tắc ruột và hội chứng ruột kích thích. Các biểu hiện cần đến gặp bác sĩ khi bị táo bón gồm có:

  • Không đi đại tiện trong 4-5 ngày;
  • Bụng căng trướng, sờ vào thấy cứng;
  • Tình trạng táo bón kéo dài trên 3 tuần;
  • Đi đại tiện khó khăn kèm đau bụng dữ dội;
  • Có máu trong phân;
  • Mệt mỏi, suy nhược, nôn mửa, nóng sốt, ngất xỉu và mất ý thức,...

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “khi bị táo bón nên ăn trái cây gì?”. Trong trường hợp các phương pháp điều trị tại nhà không đem lại kết quả thì bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan