Công dụng thuốc Xyrem

Xyrem có thành phần chính là Natri oxybate hàm lượng 500mg/ml, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Thuốc Xyrem được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp bệnh nhân ngủ gật ban ngày hoặc buồn ngủ quá mức (EDS) từ 7 tuổi trở lên mắc chứng ngủ rũ (Narcolepsy). Tìm hiểu các thông tin cơ bản như thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Xyrem sẽ giúp bệnh nhân nâng cao kết quả điều trị.

1. Thuốc Xyrem là thuốc gì?

Thuốc Xyrem được bào chế dưới dạng dung dịch uống, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Natri oxybate hàm lượng 500 mg/ml.
  • Tá dược: Nước tinh khiết, Axit malic và Natri hydroxyde.

Cơ chế tác dụng:

Natri oxybate là một chất ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm cơn buồn ngủ quá mức vào ban ngày và chứng khó ngủ ở những bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ (Narcolepsy) và điều chỉnh và giảm việc thức giấc vào ban đêm. Cơ chế chính xác mà Natri oxybate vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng Natri oxybat là muối Natri của Gamma-hydroxybutyrat (GHB), một hợp chất nội sinh và chất chuyển hóa của chất dẫn truyền thần kinh GABA. Người ta giả thuyết rằng tác dụng điều trị của Xyrem đối với chứng khó ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức được điều hòa thông qua các hoạt động GABA tại các tế bào thần kinh Noradrenergic và Dopaminergic, cũng như tại các tế bào thần kinh đồi thị.

2. Thuốc Xyrem có tác dụng gì?

Thuốc Xyrem được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp ngủ gật ban ngày hoặc buồn ngủ quá mức (EDS) ở người lớn, thanh thiếu niên, và trẻ em từ 7 tuổi trở lên mắc chứng ngủ rũ (Narcolepsy) với Cataplexy.

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là một chứng rối loạn giấc ngủ có thể bao gồm các cơn buồn ngủ ban ngày, cũng như chứng ngủ chập chờn, tê liệt khi ngủ, ảo giác và ngủ không ngon giấc. Cataplexy là một tình trạng không kiểm soát với sự khởi đầu của tình trạng yếu cơ đột ngột hoặc tê liệt mà không mất ý thức, phản ứng cảm xúc đột ngột như tức giận, sợ hãi, vui vẻ, cười hoặc ngạc nhiên. Ở những người mắc chứng ngủ rũ, Cataplexy thường gặp một hoặc hai đợt trong một năm, nhưng cũng có thể gặp nhiều hơn.

3. Chống chỉ định của thuốc Xyrem:

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Xyrem.
  • Tiền sử dị ứng với các thuốc khác có chứa Natri oxybate.
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ngủ an thần.
  • Bệnh nhân bị trầm cảm nặng.
  • Bệnh nhân sử dụng rượu quá nhiều.
  • Bệnh nhân bị bệnh thiếu hụt Succinic semialdehyde dehydrogenase*.
  • Trẻ em < 7 tuổi hoặc cân nặng dưới 20 kg.

Đây là một rối loạn hiếm gặp do lỗi chuyển hóa bẩm sinh có đặc điểm là chậm phát triển trí tuệ, giảm trương lực cơ và mất điều hòa cơ thể.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Xyrem

Lưu ý:

  • Uống thuốc Xyrem sau bữa ăn từ 2 đến 3 giờ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Xyrem trước khi sử dụng.

Xyrem

5. Lưu ý khi sử dụng Xyrem

Điều trị bằng thuốc Xyrem với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Các vấn đề về giấc ngủ bao gồm mất ngủ, giấc mơ bất thường, tê liệt khi ngủ, buồn ngủ, ác mộng, mộng du, đái dầm khi ngủ, buồn ngủ quá mức vào ban ngày, khó đi vào giấc ngủ vào giữa đêm. Rối loạn thần kinh như cảm thấy say, run rẩy, lú lẫn, mất phương hướng, mờ mắt, rối loạn thăng bằng, ngã, chóng mặt, lo lắng, hồi hộp. Triệu chứng tim mạch như đánh trống ngực, huyết áp tăng, khó thở. Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn, sụt cân, nôn mửa, đau dạ dày, tiêu chảy. Triệu chứng hô hấp như ngáy, nghẹt mũi, viêm xoang, viêm mũi và họng. Triệu chứng khác như suy nhược, mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, rối loạn chú ý, rối loạn nhạy cảm đặc biệt với xúc giác, vị giác bất thường, chuột rút cơ, sưng tấy, đau khớp, đau lưng, tiểu không kiểm soát, phát ban.
  • Ít gặp: Rối loạn tâm thần có thể liên quan đến ảo giác, lời nói không mạch lạc hoặc hành vi vô tổ chức, hoang tưởng, suy nghĩ bất thường, ảo giác, kích động, cố gắng tự tử, khó đi vào giấc ngủ, chân không yên, hay quên, rung giật cơ, đại tiện không tự chủ, tăng nhạy cảm.
  • Chưa rõ tần suất: Giảm độ sâu hoặc tốc độ thở, ngừng thở ngắn trong khi ngủ, ý nghĩ tự tử, ảo tưởng, có ý định thực hiện các hành vi bạo lực, co giật, cáu kỉnh, hung hăng, tâm trạng hưng phấn, cơn hoảng loạn, hưng cảm, rối loạn lưỡng cực. Khô miệng, mất nước, tăng ham muốn tình dục, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu đêm. Nổi mề đay, phù mạch, sốc phản vệ.

Nên ngừng thuốc khi phát hiện những triệu chứng trên hoặc các bất thường khác sau khi uống thuốc Xyrem và nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị về việc sử dụng Xyrem hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý sử dụng thuốc Xyrem ở các đối tượng sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Xyrem ở những người có vấn đề về hô hấp hoặc phổi, người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh trầm cảm, suy nghĩ tự tử, lo lắng, rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực, suy tim, tăng huyết áp, suy giảm chức năng gan thận, những người nhạy cảm với lượng Natri cao trong máu.
  • Phụ nữ có thai: Nguy cơ của việc sử dụng thuốc Xyrem ở phụ nữ mang thai vẫn chưa được nghiên cứu rõ, tuy nhiên đã ghi nhận một số ít trường hợp sảy thai tự nhiên sau khi sử dụng thuốc. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Xyrem trên đối tượng này.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu cho rằng hoạt chất Natri oxybate có trong thuốc Xyrem có thể đi qua sữa mẹ. Vì thế, việc sử dụng Xyrem chỉ nên được xem xét nếu lợi ích mang lại lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có thể gặp phải một tác dụng phụ như mờ mắt, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ...sau khi sử dụng thuốc Xyrem, do đó khuyến cáo không dùng thuốc Xyrem trước vào trong khi làm việc.

6. Tương tác thuốc Xyrem

Tương tác với các thuốc khác:

  • Kết hợp thuốc Xyrem với các thuốc an thần như Lorazepam có thể làm tăng tác dụng buồn ngủ.
  • Sử dụng liều cao thuốc Xyrem với Tramadol có thể gây trầm cảm hoặc ức chế hô hấp.
  • Tỷ lệ phản ứng có hại đã tăng lên khi Xyrem được sử dụng đồng thời với thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Sử dụng liều cao thuốc Xyrem với Topiramate làm tăng nguy cơ gây hôn mê và tăng nồng độ Gamma hydroxybutyrate (GHB) trong huyết tương.
  • Sử dụng liều cao thuốc Xyrem với thuốc ức chế Dehydrogenase GHB làm tăng suy giảm chức năng nhận thức và gây buồn ngủ.
  • Các thuốc như Modafinil, Omeprazol, Ibuprofen, Diclofenac... thường không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Xyrem.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thành phần, công dụng, liều dùng và những tác dụng phụ hay lưu ý của thuốc Xyrem. Bệnh nhân và người nhà nên được kỹ hướng dẫn có trên bao bì thuốc Xyrem và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

334 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan