Điều gì có thể khiến chứng ngủ rũ trở nên tồi tệ hơn?

Chứng ngủ lịm (ngủ rũ) là tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, khiến họ trải qua những cơn buồn ngủ mất kiểm soát ngay cả vào ban ngày. Hiện nguyên nhân và cách điều trị chứng ngủ rũ vẫn đang được nghiên cứu thêm, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để giảm thiểu tình trạng này.

1. Chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là một rối loạn thần kinh mãn tính do não không thể điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức một cách bình thường. Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, những người mắc chứng ngủ rũ trải qua cảm giác thèm ngủ dữ dội khiến họ ngủ lịm đi từ vài phút đến cả tiếng đồng hồ.

Các chuyên gia cho rằng chứng ngủ rũ xuất phát từ một tình trạng rối loạn tự miễn dịch. Phần lớn những người mắc chứng ngủ rũ có chỉ số Hypocretin rất thấp, đây là một chất hóa học trong não giúp cơ thể tỉnh táo. Hệ thống miễn dịch có vấn đề sẽ tấn công vào các tế bào sản xuất ra hypocretin. Việc thiếu hóa chất này là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn buồn ngủ.

Bên cạnh việc uống thuốc, bạn cũng có thể cần thay đổi các thói quen sinh hoạt để hạn chế chứng ngủ rũ vào ban ngày, nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

2. Tránh các yếu tố kích hoạt cơn buồn ngủ

Có rất nhiều điều mà những người mắc chứng ngủ rũ có thể làm để cải thiện các triệu chứng của tình trạng này. Dưới đây là một số cách để tránh kích hoạt các cơn ngủ rũ vào ban ngày:

2.1. Tuân theo một lịch trình ngủ nhất quán

Để tránh chứng ngủ lịm, lời khuyên là hãy xây dựng một lịch trình ngủ lành mạnh và tuân thủ theo đó. Cụ thể, bạn nên đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng. Nên ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm trong môi trường thuận lợi cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.

2.2. Tránh uống rượu và cà phê gần giờ đi ngủ

Nhiều người cho rằng uống 1 hoặc 2 ly rượu trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, nhưng trên thực tế rượu có thể gây hại đến chất lượng tổng thể của giấc ngủ, đặc biệt và đối với những người bị rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ hoặc mất ngủ. Do vậy, nếu muốn uống rượu, hãy uống từ 4 đến 5 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể có thời gian chuyển hóa rượu.

2.3. Điều chỉnh lại chế độ và thói quen ăn uống

Việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống và cách thức ăn cũng giúp cải thiện phần nào tình trạng ngủ rũ. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ hơn: Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate có ích cho những người mắc chứng ngủ rũ hơn, ngược lại chế độ ăn nhiều carbohydrate sẽ khiến họ có xu hướng dễ buồn ngủ, uể oải hơn. Việc chia nhỏ bữa ăn ra thành các bữa ăn nhỏ sẽ giảm thiểu tình trạng trên.
chứng ngủ rũ
Người mắc chứng ngủ rũ nên xem lại chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

  • Hạn chế hấp thụ đường. Những người mắc chứng ngủ lịm nên chú ý đến lượng đường hấp thu vào hàng ngày. Nên tránh các loại đồ ngọt, nước ngọt... bởi chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, gây nên những cơn buồn ngủ bất chợt.
  • Ưu tiên các chất béo lành mạnh và protein nạc. Các thực phẩm giàu chất béo có thể làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với Hypocretin, một chất hóa học giúp điều chỉnh giấc ngủ. Ít phản ứng với Hypocretin nghĩa là bạn sẽ có xu hướng dễ buồn ngủ vào ban ngày hơn. Để tránh tình trạng này, bạn nên bổ sung protein nạc và các chất béo lành mạnh, ví dụ như cá, thịt gà nạc, các loại hạt và quả bơ.
  • Hạn chế ăn cay trước khi đi ngủ. Một bữa ăn nhiều gia vị cay có thể gây ra chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Do vậy bạn nên tránh ăn cay ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ..
  • Ưu tiên các thực phẩm chống viêm. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng chứng viêm có thể đóng một vai trò trong việc kích hoạt chứng ngủ rũ. Vì vậy, một chế độ ăn uống gồm các thực phẩm chống viêm như: cà chua, dầu oliu, rau bina, cải xoăn, quả hạch, cá hồi, dâu tây, việt quất, cam... có thể sẽ hữu ích cho người mắc chứng ngủ rũ.

Chứng ngủ rũ là một bệnh lý mãn tính kéo dài suốt đời. Các triệu chứng có thể khác nhau nhưng bệnh thường không diễn tiến nặng hơn theo thời gian. Tuy bệnh khó dứt hẳn nhưng một khi bạn điều chỉnh thói quen, lối sống thì sẽ hạn chế được các tác nhân kích hoạt chứng ngủ rũ hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Hội chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến não của bạn như thế nào?
    Hội chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến não của bạn như thế nào?

    Giống như các tình trạng thần kinh khác, vai trò của não trong chứng ngủ rũ rất phức tạp. Những kiến thức về hội chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến não như thế nào sẽ giúp bạn có thể hiểu ...

    Đọc thêm
  • zenzedi
    Công dụng của thuốc Zenzedi

    Thuốc Zenzedi là thuốc kê đơn có công dụng điều trị chứng ngủ rũ. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định là phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở bệnh nhi từ 3-16 tuổi.

    Đọc thêm
  • thuốc aptensio
    Công dụng thuốc Aptensio XR

    Thuốc Aptensio là một loại thuốc kích thích được sử dụng để điều trị rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng ngủ rũ. Vậy công dụng thuốc Aptensio là gì?

    Đọc thêm
  • Wakix
    Công dụng thuốc Wakix

    Wakix có thành phần chính là Pitolisant hydrochloride, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Thuốc Wakix được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) ở người lớn mắc chứng ngủ ...

    Đọc thêm
  • Xywav
    Công dụng thuốc Xywav

    Thuốc Xywav có thành phần chính bao gồm Canxi oxybate, Magie oxybate, Kali oxybate và Natri oxybate tương đương với 0,5 g/ml, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Thuốc Xywav được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường ...

    Đọc thêm