Thận trọng khi uống thuốc nhuận tràng kéo dài

Thuốc nhuận tràng là một loại thuốc kích thích hay tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột. Hiện có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau nên bạn có thể mua sẵn mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, khi uống thuốc nhuận tràng kéo dài có thể gây ra tác dụng không mong muốn đến sức khỏe.

1. Uống thuốc nhuận tràng có hại không?

Uống thuốc nhuận tràng có hại không? Việc sử dụng thuốc nhuận tràng không phải lúc nào cũng tốt cho tình trạng sức khỏe của bạn. Với những trường hợp lạm dụng, sử dụng thuốc không đúng với hướng dẫn của bác sĩ điều trị có thể gây ra những biến chứng, khiến cho sức khỏe trở nên tệ hơn. Dưới đây là một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc nhuận tràng:

  • Thường xuyên có cảm giác đau bụng quặn thắt;
  • Tiêu chảy mạn tính kèm theo đầy hơi, chướng bụng;
  • Mất khả năng giữ nước, mất nước;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Làm mềm xương (loãng xương);
  • Sức khỏe trở nên kém hơn, suy nhược, hay xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chóng mặt bất thường;
  • Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn;
  • Có biểu hiệu phát ban đỏ, mẩn ngứa trên da;
  • Ăn uống gặp nhiều khó khăn, nuốt khó cảm giác có vật cản nơi cổ họng;
  • Tim đập loạn và thường xuyên;
  • Chảy máu trực tràng.

Một tác dụng ngoại ý khác nguyên nhân do sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài là làm thay đổi nồng độ các chất điện giải trong máu, nên lượng kali thấp và có thể dẫn đến những cơn đau tim.

2. Tác hại của sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài

Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được là một triệu chứng gặp ở một số người. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại thuốc này cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng:

  • Uống thuốc nhuận tràng có hại không? Sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài có thể dẫn đến tổn thương đường tiêu hóa, không thể phục hồi. Kết quả của việc táo bón kéo dài là làm mất khoáng chất thiết yếu và chất béo của cơ thể dẫn đến xương yếu.
  • Một số người khi bị táo bón có khuynh hướng sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài, kể cả dạng uống và dạng bơm vào trực tràng. Thực ra, loại thuốc này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và chỉ nên dùng trong 3 - 4 ngày. Nếu sử dụng thuốc quá thường xuyên có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhầy ruột. Hậu quả là ruột trở nên ít hoạt động, nhu động ruột kém, dẫn đến táo bón nặng hơn. Bệnh dần trở thành mãn tính và sẽ trầm trọng thêm khi tuổi càng cao.
  • Các thuốc nhuận tràng thường có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột, nhưng việc sử dụng thuốc nhuận tràng quá liều không chỉ dẫn đến mất nước nặng do tiêu chảy kéo dài mà còn làm thay đổi nồng độ của những chất điện giải trong máu và có hại cho các cơ quan trong cơ thể, có thể bị liệt đại tràng do mất trương lực.
  • Nếu táo bón chỉ xảy ra ở phần thấp nguyên nhân do phân bị đóng cứng ở hậu môn. Tình trạng này gây ra những trở ngại việc tống xuất phân ra ngoài thì chỉ cần bơm glycerine làm trơn hậu môn, bạn có thể dễ dàng đi tiêu sau 10 - 15 phút.

Ngoài ra, do những tác dụng phụ nên không được sử dụng các loại thuốc nhuận tràng cho những người bị tắc ruột, người bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa để cấp cứu. Bạn không nên sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài thường xuyên và tối kỵ lạm dụng loại thuốc này.

3. Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được, phải làm gì?

Nhiều người gặp tình trạng uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được. Nguyên nhân là do việc lạm dụng các chất kích thích nhuận tràng, sử dụng chất kích thích đại tràng làm xuất hiện chu kỳ bất thường, sau đó đại tràng bị tổn thương có thể gây táo bón và các lần sau muốn đi đại tiện được lại phải cần sử dụng đến lượng chất kích thích nhuận tràng nhiều hơn nữa. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như do ngồi nhiều, do người cao tuổi bị suy nhược nằm lâu, do căng thẳng thần kinh. Các nguyên nhân khác do bệnh lý kèm theo bao gồm: tổn thương ống tiêu hóa; có thai vào tháng cuối; u xơ tử cung; tiền liệt tuyến; dính ruột sau phẫu thuật.

Nếu trong quá trình uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được thì người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị để được dừng sử dụng thuốc hoặc đổi thuốc khác. Nếu nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý thì phải cải thiện chế độ ăn. Nếu nguyên nhân do rối loạn mất phản xạ đại tiện thì khôi phục lại phản xạ bằng cách đi đại tiện đúng giờ, đi ngay khi mới mót, không nhịn; tập thói quen đi đại tiện vào đúng giờ trong ngày.

Về việc sử dụng thuốc nhuận tràng, có rất nhiều thuốc nhuận tràng khác nhau tùy theo cơ chế tác dụng, bao gồm: chất xơ và chất nhầy (sợi thức ăn, thạch agar); thuốc nhuận tràng và làm mềm phân (dầu vaseline hoặc paraphin); các thuốc nhuận tràng thẩm thấu (forlax, fortrans); các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động (phenolphtalein, bisacodyl); thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ (thuốc đạn glycerin, thuốc đạn có bisacodyl). Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng các thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa.

Giải pháp tốt nhất và lâu dài để điều trị bệnh táo bón là sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ. Các chất này có tác dụng giữ nước, làm mềm và xốp phân, giúp phân di chuyển dễ dàng và bài tiết ra ngoài. Chất xơ có nhiều trong ngũ cốc toàn phần, gạo, rau xanh các loại và trái cây khô. Bạn cần chú ý nhai kỹ thức ăn để nghiền nhỏ thực phẩm và giúp các men tiêu hóa trong dạ dày và ruột được tiết ra đầy đủ, uống đủ nước trong ngày, đi đại tiện thường xuyên kết hợp với luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga...

Ngoài ra, bạn nên tới ở chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn cách sử dụng thuốc, không tự ý dùng thuốc khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn và dễ gặp tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan