Đau hai bên bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu hay bị đầy bụng, khó tiêu, bụng yếu, ăn nhiều dễ rối loạn tiêu hóa nên tiêu chảy nhẹ. Dạo trước cháu có sử dụng kháng sinh nhiều nên bị táo, giờ đã bình thường lại nhưng phần bụng dưới thường có cảm giác nặng nặng. Triệu chứng đau ê ẩm ở hai bên bụng dưới có dấu hiệu thường xuyên hơn. Bác sĩ cho cháu hỏi, đau hai bên bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì? Cháu xin cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quế Phương - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau hai bên bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Các triệu chứng của bạn có thể là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: Hầu như tiến triển chậm, nhưng với mức độ nặng dần. Người bệnh thường cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, khi thì táo bón, lúc thì tiêu chảy, việc đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, hoặc cả hai thể táo bón và tiêu chảy xen kẽ thất thường.
  • Đau bụng: cơn đau vùng bụng có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, tuy nhiên cũng có khả năng ở nhiều chỗ khác nhau. Một số trường hợp cơn đau có thể lan ra phía sau lưng.
  • Đầy hơi khó tiêu: Đầy hơi là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất.Người bệnh có biểu hiện bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

Để phòng ngừa các vấn đề ở dạ dày ruột một cách đúng đắn, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên như sau:

  • Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh và men tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế đồ ăn uống chiên xào nhiều dầu mỡ,đồ ăn uống hợp vệ sinh, an toàn, hợp lý.
  • Nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ, thường xuyên vận động.
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, nhất là đối với các bệnh nhân có dấu hiệu táo bón.

Tuy nhiên để được đánh giá chính xác bệnh, bạn nên đến khám và tư vấn chuyên khoa tiêu hóa để tránh bệnh tiến triển mạn tính.

Nếu bạn còn thắc mắc về đau hai bên bụng dưới, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cách chữa đầy bụng cho trẻ 2 tuổi
    Cách chữa đầy bụng cho trẻ 2 tuổi

    Đầy bụng khó tiêu là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ 2 tuổi. Vậy làm cách nào để chữa chữa đầy bụng cho trẻ 2 tuổi? Bài viết sẽ gợi ý một số mẹo chữa đầy bụng ...

    Đọc thêm
  • Zysmas
    Công dụng thuốc Zysmas

    Zysmas là thuốc gì có tác dụng và được chỉ định điều trị trong trường hợp nào, cách sử dụng thuốc ra sao, là mối quan tâm của hầu hết người bệnh khi được chỉ định sử dụng Zysmas. Tất ...

    Đọc thêm
  • Vỗ ợ hơi
    Vỗ ợ hơi cho bé: Những điều cha mẹ cần biết

    Sau khi trẻ bú mẹ thì có thể trẻ đã nuốt hơi vào bao tử nên có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nôn trớ. Một số trẻ có thể tự ợ hơi dễ dàng, nhưng có trường hợp ...

    Đọc thêm
  • Vacoridat 100
    Công dụng thuốc Vacoridat 100

    Thuốc Vacoridat 100 có thành phần chính là hoạt chất Trimebutine maleate 100mg và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng đau do rối loạn các chức năng của đường tiêu hóa, ...

    Đọc thêm
  • Flatonbilim
    Công dụng thuốc Flatonbilim

    Flatonbilim được sử dụng trong điều trị một số tình trạng đường tiêu hoá như đầy bụng, chậm tiêu do suy tuyến tụy. Thuốc chứa các thành phần chính là Pancreatin, Hemicellulase, Ox bile và Simethicone. Cùng tìm hiểu cách ...

    Đọc thêm