Các rủi ro khi đốt điện tim

Đốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiện nay. Biện pháp này mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh, giúp họ sớm trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, rủi ro khi đốt điện tim có thể xảy ra tùy theo nguyên nhân.

1. Đốt điện tim là gì?

Đốt điện tim là một phương pháp sử dụng năng lượng của sóng cao tần qua ống thông tim để chủ động tạo ra các vết sẹo nhỏ trong vùng cơ tim. Từ đó, hỗ trợ nhịp tim được ổn định bằng cách ngăn chặn các tín hiệu dẫn truyền bất thường đến tim.

Đốt điện tim thường được chỉ định trong chứng rối loạn nhịp tim khi người bệnh đã sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp khác để điều trị nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Các triệu chứng người bệnh thường gặp phải như: mệt mỏi, khó thở, tắc nghẽn ở cổ, tim đập loạn, tim ngưng tạm thời.

2. Quá trình đốt điện tim như thế nào?

Đốt điện tim không phải là một phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim không phẫu thuật. Đây là một kỹ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ, y tá và các kỹ thuật viên tại viện chuyên khoa tim mạch hoặc các bệnh viện tuyến trung ương.

Quá trình đốt điện tim được tiến hành trong khoảng thời gian kéo dài từ 2 đến 4 giờ:

  • Y tá sẽ tiến hành gây mê đường tĩnh mạch ở cánh tay, sau đó sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc an thần để thư giãn
  • Tiến hành làm sạch vùng đặt ống thông tim, thường là ở vị trí bẹn, sau đó mới làm gây mê cục bộ toàn cơ thể.
  • Một ống thông được đưa vào tĩnh mạch tay hoặc động mạch ở vùng bẹn. Màn hình kỹ thuật sẽ hiển thị được đường đi của ống thông luồn về tim. Người bệnh cũng có thể cảm nhận được ống thông chèn vào động mạch, tuy nhiên không cảm thấy đau đớn vì đã được gây tê.
  • Ống thông sẽ dẫn theo một điện cực về tim, sau đó gửi đến tim một xung điện nhỏ để kích hoạt các tế bào ở tim tự động phát nhịp, qua đó xác định được khu vực gây rối loạn nhịp tim.
  • Sóng điện từ sẽ đốt các tế bào gây ra tình trạng rối loạn nhịp cho tim.

3. Lợi ích và nhược điểm khi thực hiện đốt điện tim

Đốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị bệnh tim có tỷ lệ thành công cao, lên đến khoảng 90%. Phương pháp này có những ưu điểm như:

  • Có thể khỏi hoàn toàn mà không cần dùng thuốc lâu dài.
  • Ít xâm lấn: vì nó chỉ ảnh hưởng đến một phần rất nhỏ đến các vị trí trên cơ thể của người bệnh
  • Không tốn thời gian: chỉ mất khoảng 1 ngày để người bệnh có thể phục hồi được tình trạng. Sau đó khoảng 3 đến 5 ngày thì sẽ ổn định được sức khỏe và trở lại với các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Không gây ra cảm giác đau đớn, không làm nhịp tim tăng cao, không khiến người bệnh bị hoảng hốt.

Nhược điểm của đốt điện tim:

  • Là một phương pháp xâm lấn mặc dù xâm lấn nhỏ.
  • Chi phí cao: chi phí cho một cuộc điều trị cho phương pháp đốt điện tim có chi phí dao động từ 50 đến 100 triệu đồng

4. Các rủi ro khi đốt điện tim

Tỷ lệ gặp phải rủi ro khi đốt điện tim là khá ít, chỉ một số nhỏ trường hợp sẽ gặp phải các biến chứng như:

Vì đốt điện tim sẽ phải sử dụng các ống thông dài đưa vào từ động mạch đến tĩnh mạch về tim nên có thể sẽ gây ra các tổn thương mạch máu hoặc bị nhiễm trùng bên trong.

Trong quá trình điều trị có thể gây ra tình trạng rối loạn hệ thống điện tim, khiến cho nhịp tim đập nhanh hơn bình thường và gây ra các vết sẹo trên cơ tim

Làm tổn thương đến các mạch máu, dẫn đến tình trạng chảy máu hoặc bị nhiễm trùng tại chính vị trí điều trị

5. Một số lưu ý trước khi tiến hành đốt điện tim

  • Bác sĩ nên thông báo những loại thực phẩm, đồ uống được phép và không được phép sử dụng khoảng từ 6 đến 8 tiếng trước khi tiến hành đốt điện tim. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình tiến hành phương pháp đốt điện tim được diễn ra suôn sẻ.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ biết về tất cả những loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ nắm bắt được tình hình sức khỏe của cơ thể.

6. Cách chăm sóc người bệnh sau khi thực hiện đốt điện tim Sau khi đốt điện tim xong, người bệnh sẽ được đ

Sau khi đốt điện tim xong, người bệnh sẽ được đưa vào phòng hồi sức. Ở đây, người bệnh sẽ được băng bó vết thương chọc ống thông qua da. Từ đây, người bệnh cần phải nằm im trên giường và hạn chế cử động. Sau đó, y tá sẽ hướng dẫn người bệnh và người nhà cách chăm sóc vết tương và một số điều cần lưu ý để hạn chế gặp phải các biến chứng.

Thông thường, người bệnh sẽ có thể di chuyển đi lại bình thường sau khoảng 3 ngày và sẽ được xuất viện. Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần phải tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc Aspirin tại nhà trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần để có thể hạn chế xảy ra tình trạng xuất hiện các cục máu đông.
  • Tuyệt đối không điều khiến các phương tiện giao thông tối thiểu một ngày sau khi được xuất viện.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn sau khi được xuất viện tối thiểu 1 ngày.
  • Hạn chế vận động thể chất ở cường độ cao tối thiểu sau 3 ngày rời viện.

Người bệnh cần trở lại bệnh viện hoặc gọi ngay cấp cứu nếu thấy cơ thể có những vấn đề sau:

  • Vị trí chọc ống thông bị sưng lên nhanh chóng bất thường
  • Chảy máu không ngừng dù vết thương đã được băng bó
  • Chân bị tê liệt, thâm tím
  • Có cảm giác khó chịu ở vùng ngực, sau đó lan tỏa lên cổ, hàm, cánh tay và lưng
  • Cảm thấy khó thở, khó chịu tại vùng bụng và đổ nhiều mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng và muốn ngất xỉu.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm kiến thức về các rủi ro khi đốt điện tim. Đồng thời hiểu rõ được phương pháp này được áp dụng khi nào, cho những ai và có ưu nhược điểm là gì.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan