Cách hạ huyết áp không dùng thuốc

Tăng huyết áp có thể gây ra các triệu chứng nhu choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, đau tức ngực và khó thở...Những điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh và còn làm ảnh hưởng đến cả công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, tình trạng tăng huyết áp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động tiêu cực tới sức khoẻ.

1. Tăng huyết áp và những điều cần biết về bệnh

Tăng huyết áp hay cao huyết áp, xảy ra khi tình trạng tăng áp lực lưu thông máu một cách liên tục khiến cho các chỉ số huyết áp tâm thu vượt lên trên ngưỡng 140mmHg và huyết áp tâm trương vượt ngưỡng 90 mmHg.

Những trường hợp tăng huyết áp thường không có bất kỳ dấu hiệu gì khi mới xuất ở giai đoạn đầu. Triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện và có triệu chứng cụ thể khi đã trở nặng. Những dấu hiệu được cảnh báo giúp nhận biết tăng huyết áp bao gồm: Mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai, chảy máu cam, thở nông, tim đập nhanh/ mạnh, khó thở, đau tức ngực, mắt nhìn kém hơn so với bình thường, hay có triệu chứng buồn nôn và nôn, mặt đỏ bừng...

Một số trường hợp có thể khó xác định rõ ràng căn nguyên gây tăng huyết áp (chiếm khoảng 10%), thường gặp trong các đối tượng sau:

  • Tuổi tăng cao;
  • Sử dụng hàm lượng muối quá nhiều trong chế độ ăn và thời gian ăn mặn kéo dài, ăn quá nhiều chất béo đặc biệt là chất béo bão hoã;
  • Tiền sử gia đình có người từng bị cao huyết áp;
  • Ít vận động;
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu bia;
  • Mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận như u tuỷ thận, hẹp động mạch thận và suy thận;
  • Tâm lý luôn ở trạng thái căng thẳng;
  • Sử dụng một số loại thuốc như corticoid hoặc thuốc tránh thai,...

2. 8 cách hạ huyết không dùng thuốc

Tăng huyết áp được xem như kẻ giết người thầm lặng. Bệnh sẽ không có triệu chứng nào đặc trưng khi xuất hiện và thường khi phát hiện được thì đã bước vào giai đoạn nguy hiểm.

Tăng huyết áp gây ra biến chứng nguy hiểm với tim mạch như đột quỵ - là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Nếu đang mắc hoặc nghi ngờ bản thân bị cao huyết áp thì bạn có thể áp dụng một số cách hạ huyết áp không dùng thuốc sau:

  • Giảm cân nặng nếu trường hợp người bệnh đang bị thừa cân, béo phì. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ tăng huyết áp. Vì vậy, thực hiện giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp cho việc duy trì và ổn định huyết áp được tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi người bệnh giảm 1 kilogam cân nặng thì chỉ số huyết áp sẽ giảm xuống 1mmHg. Thêm vào đó, người bệnh cũng cần giảm theo dõi số đo vòng eo để có thể nhận biết về tình trạng huyết áp của bản thân. Với người bệnh là nam giới có nguy cơ tăng huyết áp khi chỉ số vòng eo >120cm, còn với nữ giới có nguy cơ tăng huyết áp khi vòng eo >89cm.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục: Nếu như bạn không bị tăng huyết áp thì việc thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tật đồng thời nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, việc thường xuyên luyện tập thể dục cũng có lợi ích tốt với những người mắc tăng huyết áp. Khi người bệnh áp dụng các bài tập thì có thể giúp giảm chỉ số huyết áp về mức an toàn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thực hiện vận động cơ thể với thời lượng ít nhất 150 phút/ tuần sẽ giúp cho người bệnh giảm chỉ số huyết áp từ 5 đến 8mmHg. Một số bài tập phù hợp có thể được người tăng huyết áp lựa chọn bao gồm: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội và khiêu vũ... Người bệnh cũng có thể luyện tập bài tập cường độ cao ngắt quãng và chuyển sang tập nhẹ nhàng.
  • Xây dựng và áp dụng chế độ ăn lành mạnh: Theo khuyến cáo Chế độ ăn cho người bệnh huyết áp cao thì việc tuân thủ thực đơn gồm ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein tốt, thực phẩm giàu canxi, kali, magie và trái cây...Đồng thời giảm thiểu các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa, cholesterol... sẽ giúp giảm huyết áp tới 11mmHg. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, chế độ ăn ít carbs tinh chế và đường tinh luyện sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng rượu: Nếu chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải, chẳng hạn 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới thì có thể sẽ giảm chỉ số huyết áp xuống khoảng 4mmHg.
  • Từ bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá khiến cho huyết áp tăng vọt ngay sau khi hút. Vì vậy, bạn nên ngừng và từ bỏ thuốc ngày sẽ giúp cho chỉ số huyết áp trở lại bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người không hút thuốc lá có khả năng sống thọ hơn so với những người hút thuốc lá trong thời gian dài.
  • Cắt giảm lượng caffein trong ngày: Cafein có tác dụng đối với huyết áp, tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang có nhiều tranh cãi. Cafein có thể làm tăng huyết áp lên tới 10mmHg ở những người không dung nạp thường xuyên hợp chất này. Tuy nhiên, những người hay sử dụng cà phê lại cho rằng cafein ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp của họ. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách đo huyết áp trong vòng 30 phút sau khi sử dụng đồ uống có chứa cafein. Nếu chỉ số huyết áp chỉ tăng từ 5 đến 10 mmHg thì điều đó chứng tỏ là cơ thể có nhạy cảm với cafein. Và cần cắt giảm lượng cafein mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Giảm tình trạng căng thẳng: Căng thẳng mãn tính có thể làm cho tình trạng huyết áp trở nên nặng nề hơn, chẳng hạn như công việc, gia đình, tài chính hoặc bệnh tật... Người bệnh nên dành thời gian xem xét và tìm hiểu những điều này để giải quyết và loại bỏ tình trạng stress.
  • Bổ sung tối hoặc tinh dầu tỏi vào bữa ăn hàng ngày: Tỏi tươi hoặc tinh dầu tỏi được sử dụng khá phổ biến và cũng là cách hạ huyết áp nhanh. Nghiên cứu về lợi ích của tỏi cho thấy, những người bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày giúp giảm huyết áp tâm thu lên đến 5mmHg và giảm huyết áp tâm trương tối đa 2.5mmHg.

Ngoài ra, huyết áp thường thay đổi khi chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Nếu không được ngủ đủ và sâu giấc thì các chỉ số huyết áp sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực, đặc biệt với những người bị mất ngủ thường xuyên. Do đó, việc bạn duy trì giấc ngủ đảm bảo chất lượng sẽ có tác động tốt với chỉ số huyết áp. Để cải thiện giấc ngủ thì bạn cần: Tạo thói quen ngủ cùng 1 thời điểm trong ngày, dành nhiều thời gian thư giãn trước khi đi ngủ như nghe nhạc, đọc sách,..., tập thể dục thường xuyên, tránh ngủ trưa quá 30 phút, thiết kế phòng ngủ thoải mái và dễ chịu...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan