Dấu hiệu nhận biết và cấp cứu người bệnh đau quặn thận cấp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ Trần Quốc Vĩnh có hơn 6 năm làm việc (bắt đầu từ năm 2011) trong lĩnh vực Cấp cứu.

Cơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng bụng; 75 - 80% cơn đau quặn thận có liên quan tới sỏi. Khi sỏi vào trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, đặc biệt khi sỏi di chuyển sẽ gây cơn đau quặn thận. Đây là cơn đau rất cấp tính, dữ dội thường yêu cầu xử trí cấp cứu.

1. Dấu hiệu nhận biết đơn đau quặn thận

Triệu chứng của cơn đau quặn thận thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước của sỏi hoặc vị trí của sỏi trong đường tiết niệu.

  • Nếu sỏi bé, có thể nó chỉ gây ra hiện tượng đau bụng nhẹ và di chuyển theo tước tiểu ra ngoài, không gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
  • Các viên sỏi lớn có thể gây đau đớn dữ dội. Đặc biệt, có nó thể kẹt lại và gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Một số vị trí thường gây tắc là thận, bàng quang hoặc niệu quản – ống dẫn nước tiểu giữa thận và bàng quang.

Cơn đau thường xảy ra ở sườn và hông, sau đó lan xuống bụng dưới và háng. Cơn đau kéo dài theo đợt, mỗi đợt khoảng 30 - 40 phút sau đó sẽ dừng và đến đợt đau tiếp theo. Các triệu chứng khác thường gặp là:

  • Khó đi tiểu, đau khi đi tiểu
  • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng
  • Nước tiểu mùi hôi, rất khó chịu
  • Nôn, buồn nôn
  • Tiểu buốt, tiểu rắt hoặc vô tiểu
  • Trong một số trường hợp có thể xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, lạnh, đổ mồ hôi.

Ngoài ra, nếu có những dấu hiệu dưới đây cần đi gặp bác sĩ ngay:

  • Sốt trên 38 độ C
  • Nôn không kiểm soát
  • Không thể đi tiểu.
Đau quặn thận
Các cơn đau quặn thận kéo theo các triệu chứng buồn nôn, sốt

2. Xử lý khi bị cơn đau quặn thận

Hầu hết sỏi đều có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài, có tới 80% lượng sỏi đi ra ngoài theo đường nước tiểu.

Nếu viên sỏi quá to thường > 7mm, gây tắc nghẽn và đau thì có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị:

2.1 Nội soi tán sỏi niệu quản

Đây là một thủ thuật phẫu thuật xâm lấn. Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng có gắn đèn và máy ảnh vào đường tiết niệu để xác định vị trí sỏi và từ đó loại bỏ nó.

2.2 Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị không xâm lấn. Dùng âm thanh thấp nhắm vào thận, phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Những mảnh sỏi nhỏ này sau đó sẽ thoát ra ngoài qua nước tiểu.

2.3 Bắn sỏi thận qua da

Khi thực hiện phương pháp này cần gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ dùng ống chiếu sáng, xâm nhập vào thận qua vết cắt nhỏ và loại bỏ sỏi.

2.4 Đặt stent

Đôi khi, bác sĩ sẽ cũng đặt một ống mỏng vào niệu quản để làm giảm tắc nghẽn và thúc đẩy sỏi đi qua.

2.5 Phẫu thuật mở

Một số viên sỏi quá to sẽ không thể đi ra ngoài được do vậy cần phẫu thuật mở. Thông thường, các bác sĩ thường cố gắng tán nhỏ hoặc phá vỡ các viên sỏi để chúng có thể thoát ra ngoài qua nước tiểu trước khi cân nhắc phẫu thuật mở.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm sự tích tụ của sỏi: Các loại thuốc này bao gồm:

  • Corticosteroid, Non-steroid
  • Thuốc chống co thắt: Buscopan, Averin citrat,..
  • Thuốc kháng sinh
  • Chất chống oxy hóa
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Ức chế chọn lọc alpha-1

Tốt nhất, nếu có xuất hiện các cơn đau quặn thận, không nên tự dùng thuốc mà cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán cơn đau quặn thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan