Người điều trị thành công covid-19 có bị nhiễm lại không?

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết đang xem xét các báo cáo về các trường hợp bệnh nhân đã mắc Covid-19 đã có xét nghiệm âm tính sau quá trình điều trị, sau đó tiếp tục cho kết quả dương tính khi đang được xem xét để rời viện.

1. Tại sao lại có kết quả xét nghiệm dương tính sau khi đã âm tính?

Cho tới thứ 2 ngày 13 tháng 4 năm 2020, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 116 bệnh nhân có xét nghiệm dương tính trở lại sau khi đã âm tính với SARS-CoV-2 trước đó. Việt Nam, Nhật Bản, và trước đó là Trung Quốc cũng đã ghi nhận các trường hợp tương tự - có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại sau khi đã được xác định âm tính trước đó.

Các câu hỏi được đặt ra là: người mắc Covid-19 có khả năng tái nhiễm sau khi đã khỏi bệnh không? Và nếu tái nhiễm thì các triệu chứng có giống như nhiễm bệnh lần đầu, và có khả năng lây truyền mạnh mẽ cho người khác được hay không? Cho tới nay thì nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải thích ban đầu về hiện tượng này tuy nhiên sự hiểu biết vẫn còn rất hạn chế và cần được nghiên cứu thêm.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng theo hướng sản sinh ra các kháng thể để nhận ra virus và tấn công chúng. Theo hiểu biết thông thường thì khi một người đã nhiễm virus một lần rồi, hệ miễn dịch sẽ không để virus đó xâm nhập và gây ra tình trạng “ốm” lại một lần nữa.

Nhưng thực tế lại có thể phức tạp hơn thế. Một vài loại virus có thể dẫn tới sự bảo vệ suốt đời của cơ thể khỏi virus đó, ví dụ như thuỷ đậusởi. Một số chủng virus gây suy giảm miễn dịch như HIV thì không tạo ra bất kỳ một sự bảo vệ nào cho cơ thể.

cách virus Covid-19 tàn phá cơ thể người
Hình ảnh mô tả cách virus Covid-19 tàn phá cơ thể người

Đối với SARS-CoV-2, loại virus đang gây ra đại dịch Covid-19, những hiểu biết về các phản ứng của hệ miễn dịch ở cơ thể con người khi bị virus xâm nhập còn rất ít, và chúng ta cần có thời gian để tìm ra chúng, ông George Rutherford, người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm và dịch tễ toàn cầu tại trường đại học California, San Francisco cho biết.

Nhưng hiện tại thì chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng. Bởi vì hệ miễn dịch là một câu hỏi bí mật trong trường hợp của coronavirus. Bao gồm các virus cùng họ như SARS và MERS và những loại virus corona gây bệnh theo mùa giống như cảm lạnh thông thường. Các loại virus này đều có hình dạng điển hình khi chúng đều có gai khiến cho chúng dễ dàng bám vào vật chủ tế bào.

Các nghiên cứu về SARS và MERS, hai loại virus có liên quan chặt chẽ với SARS-CoV-2, đã cho thấy các mức độ giới hạn đối với sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Một báo cáo năm 2007 về SARS đã chỉ ra rằng các kháng thể chống lại virus đã tiêu tan sau trung bình hai năm, khiến bệnh nhân có khả năng dễ bị tái nhiễm sau khoảng thời gian đó. Một nghiên cứu về MERS đã tìm thấy các kháng thể có xu hướng tồn tại lâu hơn một chút, nhưng không phải ở tất cả mọi người. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào chứng minh được là sự hiện diện của kháng thể trong cơ thể có bảo vệ được cơ thể khỏi sự tái nhiễm hay không

Một nghiên cứu nhỏ ở Trung Quốc cho thấy loại coronavirus mới có thể tồn tại trong cơ thể ít nhất hai tuần sau khi các triệu chứng của bệnh được biểu hiện rõ ràng. Sự tồn tại này không phải là chưa từng gặp ở các loại virus khác, và thật may mắn, các bệnh nhân này có thể không truyền nhiễm trong giai đoạn hậu triệu chứng này. Và thậm chí điều này còn có thể mang đến một sự tích cực, theo ông Krys Johnson, một nhà dịch tễ học tại Đại học Y tế Công cộng Temple University cho biết. Loại virus kiểu này có xu hướng tồn tại trong hệ thống miễn dịch nhưng cũng có xu hướng giúp cho cơ thể phát triển một hệ đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ để chống lại chúng. Nếu như virus này vẫn tồn tại trong hệ thống miễn dịch thì họ có thể sẽ không bị tái nhiễm, Johnson nói với Live science.

covid-19
Coronavirus chủng mới có thể tồn tại trong cơ thể con người ít nhất hai tuần

2. Người đã khỏi COVID-19 có bị tái nhiễm?

Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 1 triệu ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi. Tuy nhiên, liệu những người đã khỏi Covid-19 thì có nguy cơ mắc bệnh nữa hay không? Nhất là khi virus xuất hiện thêm các biến chủng mới, cụ thể là biến chủng Omicron?

Theo Ông Nguyễn Trung Cấp - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết:

So với những người được phòng ngừa Covid-19 bằng cách tiêm chủng vắc xin thì những người đã nhiễm Covid-19 đã được điều trị khỏi sẽ có kháng thể mạnh hơn. Thực tế, trên thế giới hiện nay và ở nước ta đều đã ghi nhận các ca tái nhiễm Covid-19 sau khi đã mắc và đã được điều trị khỏi, nhưng tỉ lệ rất thấp.

rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên giúp phòng tránh nguy cơ lây lan của virus corona chủng mới

Ở nước ta cũng đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc COVID-19 ở người từng nhiễm virus và đã được điều trị khỏi. Một ví dụ điển hình là nam bệnh nhân 53 tuổi đã mắc COVID-19 hồi cuối năm 2020 ở nước Nga đã được điều trị khỏi. Đến 3-9-2021, người đàn ông này đã đi tiêm vắc xin tại Hà Nội, ngày 6-9 khi đưa người nhà đến bệnh viện để khám bệnh thì người đàn ông được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, bệnh nhân không hề có biểu hiện lâm sàng nào.

Đây chính là ca tái nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian “đỉnh dịch” gần đây nước ta đã ghi nhận được nhiều trường hợp tái nhiễm. Tuy rằng, người bệnh đã khỏi Covid-19 vẫn có nguy cơ tái nhiễm nhưng tỷ lệ này vẫn khá thấp so với các ca nhiễm mới. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần phải thực hiện tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

99.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan