Ăn vỏ tôm có tốt không?

Vỏ tôm là một bộ phận giàu protein nạc, chất béo lành mạnh và khoáng chất nhưng thường xuyên bị bỏ qua. Việc thường xuyên ăn tôm có vỏ có thể tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe của não và tim. Tuy nhiên, loại vỏ này có thể gây dị ứng và chứa một số kim loại nặng. Do đó, bạn cần thận trọng khi chế biến và tiêu thụ.

1. Lợi ích của tôm và các loại động vật có vỏ

Dưới đây là một số lợi ích của động vật có vỏ mà bạn nên biết:

1.1. Hỗ trợ giảm cân

Động vật có vỏ chứa ít calo nhưng nhiều protein nạc và chất béo lành mạnh đã giúp chúng trở thành thực phẩm tuyệt vời trong một chế độ ăn kiêng.

Thực phẩm giàu protein giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế việc ăn quá nhiều calo. Nhờ vậy sẽ có tác dụng giảm cân và duy trì cân nặng. Một nghiên cứu ở những người trưởng thành thừa cân cho thấy những người ăn nhiều axit béo omega-3 hơn trong chế độ ăn, hạn chế calo cảm thấy no hơn đáng kể sau bữa ăn so với những người ăn ít omega-3 hơn trong cùng một chế độ ăn uống.

1.2. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Động vật có vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, bao gồm axit béo omega-3 và vitamin B12. Một số nghiên cứu đã liên kết việc ăn các axit béo omega-3 từ cá và động vật có vỏ như tôm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên nhân là do omega-3 có tác dụng chống viêm.

Hơn nữa, việc hấp thụ không đủ vitamin B12 có liên quan đến nồng độ homocysteine ​​trong máu cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, ăn thực phẩm giàu vitamin B12 có thể bảo vệ chống lại bệnh tim.

1.3. Tốt cho não

Các chất dinh dưỡng trong tôm không chỉ tốt cho tim mà còn quan trọng đối với sức khỏe của não. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã xác định nồng độ vitamin B12 và omega-3 trong máu không đủ là yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về phát triển não ở trẻ em và chức năng não khỏe mạnh ở người lớn.

1.4. Giàu chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch

Một số loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm tăng cường miễn dịch. Khoáng chất này cần thiết cho việc phát triển các tế bào tạo nên hệ thống phòng thủ miễn dịch của cơ thể.

Do đó, thường xuyên ăn động vật có vỏ như: hàu, nghêu, trai, tôm hùm và cua... giúp cải thiện tình trạng kẽm và chức năng miễn dịch tổng thể.

vỏ tôm có tác dụng gì
Vỏ tôm giàu chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch

2. Vỏ tôm có tác dụng gì?

Có thể thấy, ăn tôm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, vỏ tôm lại được khuyến nghị không nên ăn. Có rất nhiều quan niệm sai lầm về việc vỏ tôm nhiều canxi. Một số khác thì băn khoăn không biết vỏ tôm cua có canxi không?

Theo các chuyên gia, vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít canxi. Đa số hàm lượng canxi có trong tôm đến từ phần thịt. Độ cứng của vỏ tôm đến từ thành phần chitin. Đây là một dạng polymer giúp lớp vỏ bên ngoài của một số động vật cứng cáp.

Ngoài ra, nếu ăn vỏ tôm nhiều có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm. Một số dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng như:

  • Nôn mửa và tiêu chảy
  • Đau dạ dày và chuột rút
  • Sưng cổ họng, lưỡi hoặc môi
  • Tổ ong
  • Khó thở

Trong một số trường hợp, những người bị dị ứng vỏ tôm có thể bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng cần được điều trị ngay lập tức

Do đó, với câu hỏi: “Vỏ tôm có canxi không?”, câu trả lời là không. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn một số bộ phận khác của tôm như: đầu và đường chỉ đen trên lưng tôm. Bởi:

  • Đầu là phần chứa chất thải của động vật này. Bộ phận này chứa nhiều các kim loại nặng sẽ gây hại cho sức khỏe con người, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Độc tố của kim loại nặng như asen gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc sảy thai, ngộ độc thực phẩm.
  • Đường chỉ đen trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của tôm. Nó không gây hại cho sức khỏe nhưng để tăng cường vệ sinh thực phẩm, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm khi chế biến và tiêu thụ.

Tóm lại, tôm là một thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều protein nạc, chất béo lành mạnh, canxi và vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên vỏ tôm không có nhiều canxi, thậm chí còn gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Do đó, bạn không nên ăn vỏ tôm và tin vào những thông tin thiếu xác thực như: vỏ tôm nhiều canxi...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

82K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan