Cách phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng

1. Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng được định nghĩa là sự thiếu hụt, mất cân bằng hoặc dư thừa trong khẩu phần ăn của một người. Nó bị ảnh hưởng bởi số lượng tuyệt đối nhưng cũng có thể do chất lượng của khẩu phần ăn.

Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến thấp cân so với chiều cao (thể gầy còm), thấp so với tuổi (suy dinh dưỡng thể thấp còi) và thấp cân so với tuổi (thể nhẹ cân). Thiếu dinh dưỡng là kết quả của việc tiêu thụ thức ăn kém về số lượng và chất lượng hoặc bệnh tật thường xuyên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại. Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng phổ biến nhất là giảm cân không chủ ý, nhưng trẻ cũng có thể có một hoặc một số triệu chứng sau:

  • Giảm mỡ và khối lượng cơ
  • Má hóp và đôi mắt trũng sâu
  • Bụng chướng to
  • Chậm lành vết thương
  • Tóc và da khô
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Trầm cảm và lo âu

Có một số dấu hiệu và triệu chứng khác, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này thay đổi tùy theo loại suy dinh dưỡng và giai đoạn của vòng đời bị ảnh hưởng. Sự phát triển thể chất bị cản trở, khả năng miễn dịch bị suy giảm, bệnh tật thường xuyên, thay đổi niêm mạc ruột, thay đổi tóc và da, hạn chế phát triển trí não, xương yếu là một số triệu chứng khác.

Thiếu dinh dưỡng dẫn đến hạn chế tăng trưởng thể chất nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như tử vong. Do đó, cần phát hiện trẻ suy dinh dưỡng sớm để kịp thời chăm sóc và điều trị.

2. Cách phát hiện trẻ suy dinh dưỡng

Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách toàn diện nhất cần có 3 chỉ số như sau:

  • Cân nặng theo tuổi
  • Chiều cao theo tuổi
  • Cân nặng theo chiều cao

Khi đã có được các chỉ số này, các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ sẽ so sánh nó với quần thể tham khảo NCHS (National Centre of Health Statistics) được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi (năm 2006) và cho trẻ trong độ tuổi đi học (năm 2007).

Dưới đây là bảng đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ:

A - Trẻ dưới 5 tuổi

Bảng 1: Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD Trẻ bị thừa cân
> 3 SD Trẻ bị béo phì

Bảng 2: Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD
> 3 SD

Bảng 3: Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD Trẻ bị thừa cân
> 3 SD Trẻ bị béo phì

Bảng 4: Chỉ số BMI theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD Trẻ bị thừa cân
> 3 SD Trẻ bị béo phì
phát hiện trẻ suy dinh dưỡng
Phát hiện trẻ suy dinh dưỡng qua các chỉ số

B - Trẻ từ 5 - 9 tuổi

Bảng 5: Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD Trẻ bị thừa cân
> 3 SD Trẻ bị béo phì

Bảng 6: Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD
> 3 SD

Bảng 7: Chỉ số BMI theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD Trẻ bị thừa cân
> 3 SD Trẻ bị béo phì

C - Trẻ từ 10 - 19 tuổi

Bảng 8: Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD
> 3 SD

Bảng 9: Chỉ số BMI theo tuổi với Z - core

Chỉ số Z - core Đánh giá
< - 3SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2SD Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2SD <=Z- core<= 2SD Trẻ bình thường
> 2SD Trẻ bị thừa cân
> 3 SD Trẻ bị béo phì

Dựa vào các bảng trên sẽ phân loại được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên lâm sàng bằng cách sau:

  • Suy dinh dưỡng: Chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD so với quần thể tiêu chuẩn NCHS. Chỉ số này biểu hiện tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng, tuy nhiên không thể đánh giá được tình trạng thiếu hụt đó xảy ra trong khoảng thời gian hiện tại hay trước đó. Nhưng đây vẫn được coi là chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên nó vẫn thường được các bác sĩ sử dụng như một chỉ số chuẩn để đánh giá tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của cộng đồng trong tất cả các cuộc điều tra về dinh dưỡng. Chỉ số này cũng được dùng để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Sau khi đã có được hướng chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cụ thể.
  • Suy dinh dưỡng cấp: Biểu hiện chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng chỉ số cân nặng/chiều cao < -2SD cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng mới diễn ra và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng mãn đã phục hồi: Biểu hiện chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao lại bình thường. Cho thấy sự thiếu hụt dinh dưỡng đã xảy ra trong một khoảng thời gian dài, tình trạng nặng nề và xảy ra sớm vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ. Nhưng tình trạng dinh dưỡng hiện nay đã được phục hồi, ở những đối tượng này cần thận trọng với nguy cơ béo phì do ảnh hưởng của biến chứng suy dinh dưỡng là chiều cao thấp.
  • Suy dinh dưỡng mạn tiến triển: Biểu hiện chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD và chỉ số cân nặng theo chiều cao cũng < -2SD cho thấy tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đã xảy ra trong quá khứ và vẫn tiếp tục tái diễn ở hiện tại.
  • Suy dinh dưỡng bào thai: Mọi đánh giá đều phải dựa vào cân nặng khi sinh < 2500 gam, chiều dài trẻ mới sinh < 48cm và chu vi vòng đầu < 35cm.

Với tất cả các phân loại suy dinh dưỡng kể trên, khi có một chỉ số < -2SD là suy dinh dưỡng vừa, < -3SD là suy dinh dưỡng nặng.

Đối với suy dinh dưỡng bào thai, chỉ giảm cân nặng là suy dinh dưỡng nhẹ, giảm cân nặng và chiều cao là suy dinh dưỡng vừa; giảm cả cân nặng, chiều cao, vòng đầu là suy dinh dưỡng nặng.

phát hiện trẻ suy dinh dưỡng
Phát hiện trẻ suy dinh dưỡng để có biện pháp khắc phục kịp thời

3. Một số xét nghiệm hình ảnh trẻ suy dinh dưỡng cần thiết

Chẩn đoán phát hiện trẻ suy dinh dưỡng kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm. Các quy trình chẩn đoán để xác định suy dinh dưỡng ở trẻ em bao gồm:

  • Đo đường kính giữa cánh tay trên: Nếu chu vi của phần giữa cánh tay dưới 110 mm, đó là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu cụ thể như công thức máu, đường huyết, nồng độ protein trong máu hoặc albumin và các xét nghiệm máu thông thường khác để chẩn đoán được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
  • Các xét nghiệm khác: Bác sĩ cũng chỉ định các xét nghiệm, hình ảnh trẻ suy dinh dưỡng khác như chức năng tuyến giáp; xét nghiệm xác định hàm lượng canxi, kẽm và vitamin,... vì chúng giúp xác định tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ, phát hiện sớm các triệu chứng và có những biện pháp khắc phục ngay để tránh những tổn thương kéo dài và không thể phục hồi cho trẻ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan