Nói với trẻ về cách mà trẻ được tạo ra

Trẻ con đặc biệt rất tò mò về những “bí ẩn” trong quá trình sinh em bé nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn đang mang thai. Trẻ có nhiều khả năng tự hỏi rằng, làm thế nào một đứa trẻ vào bên trong người mẹ, đứa trẻ đang làm gì trong đó và làm thế nào để đứa trẻ ra ngoài.

1. Trẻ tò mò về cách mà trẻ được tạo ra

Trẻ con có thể đặc biệt tò mò về những bí ẩn trong quá trình sinh em bé nếu bạn hoặc ai đó gần gũi với gia đình bạn đang mang thai. Hoặc sự tò mò của trẻ có thể được kích thích khi trẻ nhìn vào những bức ảnh của bạn khi bạn mang thai trẻ. Chúng có nhiều khả năng tự hỏi làm thế nào đứa trẻ vào bên trong bụng người mẹ, đứa trẻ đang làm gì trong đó và làm thế nào để đứa trẻ ra ngoài.

Một trò chơi rất phổ biến ở độ tuổi này đó là, một đứa trẻ sẽ đặt một con búp bê hoặc đồ đạc dưới áo và tự hào thông báo với mọi người rằng con có em bé trong bụng. Hành động lôi búp bê ra từ trong áo khiến trẻ cảm thấy vô cùng thích thú. Trò chơi này không chỉ dành cho các bé gái, các bé trai cũng có thể làm điều này.

Trái lại, một số trẻ tỏ ra không mấy hứng thú với chủ đề này, ngay cả khi bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba. Việc tạo ra mối liên hệ giữa cái bụng bự của mẹ và một người em trong tương lai có thể là một bước nhảy vọt quá lớn đối với trẻ.

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của mang thai
Trẻ con đặc biệt tò mò về những bí ẩn trong quá trình sinh em bé nếu ai đó gần gũi với gia đình bạn đang mang thai

2. Cách bắt đầu nói chuyện với trẻ mẫu giáo về cách trẻ được tạo ra

2.1. Làm theo sự dẫn dắt của trẻ

Bạn nên trả lời khi trẻ đặt ra câu hỏi và giải thích một cách đơn giản. Trẻ nhỏ chưa sẵn sàng để có thể xử lý nhiều thông tin về những thực tế phức tạp của quá trình thụ thai, mang thai và sinh nở.

Theo nhà tâm lý học trẻ em Robert Walrath thì bạn hãy đợi cho đến khi trẻ hỏi bạn. Nếu trẻ không hỏi bạn, có nghĩa là điều đó không quan trọng đối với trẻ.

Hãy cố gắng tạo ra một cuộc trò chuyện cởi mở, lành mạnh và cung cấp một số thông tin cơ bản cho trẻ khi trẻ đặt câu hỏi. Susan Lipkins, một nhà tâm lý học trẻ em thực hành tư nhân ở Port Washington, New York cho biết: "Khi trẻ lớn hơn và chúng có khả năng hiểu biết nhiều hơn, thì bạn có thể đi vào chi tiết hơn."

2.2. Hỏi lại trẻ trước khi bạn nói

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu những gì trẻ thực sự đang hỏi. Linda Eyre, đồng tác giả của cuốn sách How to Talk With Your Child About Sex, đã kể câu chuyện về một cậu bé hỏi mẹ rằng cậu từ đâu đến. Nghĩ rằng cậu bé muốn biết về sự thật của cuộc đời, cô đã ngồi lại với cậu và kể cho cậu nghe mọi chuyện. Sau đó, cậu bé nói với cô rằng cậu ta chỉ đang tự hỏi nơi họ sống trước khi họ chuyển đến ngôi nhà mới của họ.

Chính vì vậy để tránh hiểu lầm, hãy trả lời câu hỏi của trẻ bằng cách hỏi: "Con đang nghĩ gì?". Chú ý, theo dõi và quan sát suy nghĩ của trẻ trước khi đưa ra bất câu trả lời nào dành cho trẻ. Sau đó, bạn có thể sử dụng để giúp ích cho cuộc thảo luận giữa bạn và trẻ.

2.3. Sử dụng ngôn ngữ chính xác

Bạn có thể tránh nhầm lẫn bằng cách sử dụng các thuật ngữ chính xác cho những bộ phận cơ thể. Ví dụ, nói với một đứa trẻ rằng em bé lớn lên trong bụng mẹ có thể gây nhầm lẫn, vì đó là nơi thức ăn đi đến. Thay vào đó, hãy nói với con bạn rằng, em bé phát triển ở một nơi đặc biệt bên trong người phụ nữ được gọi là "dạ con" hoặc "tử cung".

Và nếu bạn nói rằng, hạt giống của người cha phát triển bên trong người mẹ, đứa trẻ có thể hình dung ra hạt giống quả táo mọc thành cây bên trong cơ thể người phụ nữ. Thay vào đó, bạn có thể giải thích rằng tinh trùng của người cha bơi ra khỏi cơ thể và vào tử cung của người mẹ.

2.4. Kể một câu chuyện

Lipkins nói: “Hãy biến lời giải thích của bạn thành một câu chuyện, có mở đầu, nội dung chính và kết thúc.” Bạn có thể làm theo cốt truyện thông thường: Người mẹ và người cha tạo ra một đứa trẻ, đứa trẻ lớn lên trong tử cung của bà mẹ và đứa trẻ ra ngoài khi nó sẵn sàng.

Điều này giúp trẻ hiểu rằng việc tạo ra và lớn lên của một em bé là cả một quá trình diễn ra theo thời gian. Nếu bạn đang mang thai, điều này cũng sẽ trấn an trẻ rằng thai kỳ của bạn chỉ là tạm thời và khi em bé phát triển đủ lớn trong bụng mẹ, nó sẽ ra đời và trẻ sẽ có một người em.

2.5. Hãy nói vấn đề một cách thực tế

Nếu bạn thấy mình bắt đầu lúng túng, hãy nhớ rằng trẻ nhỏ nghĩ theo cách khác cách nghĩ của người lớn. Trẻ sẽ không liên kết cơ chế sinh sản với những cảm giác của người lớn như hấp dẫn hoặc ham muốn tình dục.

Hãy cố gắng tỏ ra bình thường và thẳng thắn trong những lời giải thích của bạn. Nếu bạn tỏ ra khó chịu, trẻ sẽ tự hỏi liệu những gì bạn đang nói có điều gì đáng xấu hổ không.

Đối phó với việc trẻ thường vào phòng cha mẹ vào đêm muộn
Nếu bạn thấy mình bắt đầu lúng túng, hãy nhớ rằng trẻ nhỏ nghĩ theo cách khác cách nghĩ của người lớn

3. Câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến về cách trẻ sơ sinh được tạo ra

3.1. Làm thế nào để một em bé vào đó?

Một lời giải thích đơn giản và ngọt ngào sẽ làm hài lòng hầu hết trẻ nhỏ. Bạn có thể nói điều gì đó đơn giản, chẳng hạn như bạn có thể giải thích với trẻ rằng bởi vì bố đã dành tình yêu cho mẹ, con chính là kết quả của tình yêu giữa bố và mẹ.

Nếu trẻ muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể nói với trẻ rằng tinh trùng từ bố kết hợp với trứng từ mẹ và chúng cùng nhau phát triển thành con.

3.2. Đứa bé đang làm gì trong đó?

Hãy làm cho lời giải thích của bạn phù hợp với những gì trẻ có thể tưởng tượng. Em bé đang mút ngón tay cái của mình, em bé đang đá, em bé đang ngủ, đang tè và thậm chí em bé có thể bị nấc cụt. Hơn hết, em bé đang ngày càng lớn hơn cho đến khi chuẩn bị ra ngoài.

Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể cùng trẻ suy đoán xem em bé đang làm gì: "Con có nghĩ em bé đang vui vẻ khi bơi trong đó không?"; "Con nghĩ bây giờ em bé đang ngủ hay đang thức?"; "Con có nghĩ rằng em bé có thể nghe thấy giọng nói của chúng ta ngay bây giờ không?".

Nếu trẻ bày tỏ bất kỳ lo lắng nào về em bé - "Trong đó có tối không mẹ?"; "Em bé có cô đơn không?", đối với em bé thì tử cung là một nơi tuyệt vời và rất an toàn, hãy trấn an trẻ cũng như cho trẻ biết thêm những thông tin bổ ích.

3.3. Con có thể tạo ra em bé không?

Đây là thời điểm để bạn giải thích cho trẻ biết cơ thể của trẻ em và người lớn khác nhau như thế nào, nhằm mục đích để trẻ hiểu được rằng, chỉ những người phụ nữ trưởng thành mới sinh được em bé. Con cũng có thể có những đứa con của riêng mình khi con lớn lên.

3.4."Đứa bé làm sao để ra khỏi đó?"

Đối với một đứa trẻ còn rất nhỏ, bạn có thể chỉ cần nói những điều như, "Khi đứa trẻ quá lớn đến mức không thể nhét vào bên trong được nữa, nó nói, ‘mở, mở, mở’, để nói với mẹ rằng nó đã sẵn sàng ra ngoài."

Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể giải thích rằng, khi em bé sẵn sàng, bạn sẽ đến bệnh viện để các bác sĩ và y tá giúp em bé được sinh ra. Bạn hãy đảm bảo với trẻ rằng sinh nở là một trải nghiệm thú vị và tích cực. Quan trọng nhất, bạn cần nhấn mạnh rằng trẻ sẽ được chăm sóc trong giai đoạn này và giải thích rõ ràng ai sẽ ở đó với trẻ trong khi bạn đang hồi phục sau sinh.

Một số trẻ em sẽ muốn biết thêm. Chúng có thể hình dung ra bất cứ điều gì từ việc mẹ nôn em bé ra cho đến việc bố kéo bụng mẹ ra và để em bé đi ra ngoài. Nếu trẻ muốn biết em bé sẽ đi theo con đường nào, bạn có thể nói với con rằng trẻ sơ sinh thường chui ra từ âm đạo của mẹ.

Đọc sách,kệ truyện cho trẻ
Bạn cần đảm bảo đã sàng lọc từng cuốn sách trước khi đọc cho trẻ

4. Bạn có thể đọc một số sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ về cách mà em bé được tạo ra

Nếu trẻ vẫn còn tò mò hoặc bạn muốn một số công cụ giúp bạn giải thích, đây là danh sách những cuốn sách hay viết cho trẻ em về những sự thật của cuộc sống. Bạn cần đảm bảo đã sàng lọc từng cuốn sách trước khi đọc cho trẻ, và bạn có thể đánh giá xem trẻ đã sẵn sàng đọc hay chưa.

Ví dụ, hình ảnh của một em bé trong tử cung có thể gây nhầm lẫn hoặc thậm chí đáng sợ đối với một số trẻ em. Bởi xét cho cùng, lúc đầu chúng trông không giống người. Ngay cả một hình ảnh siêu âm đen trắng mờ cũng có thể khiến trẻ sợ hãi.

Một cuốn sách hài hước và hấp dẫn được viết khéo léo bằng văn vần - "Lần đầu tiên, tôi cảm thấy bạn đang di chuyển. Tôi đoán cơ bắp của bạn đang được cải thiện." - và được minh họa vui nhộn với các cánh mà trẻ em có thể nhấc lên trên mỗi trang. Trẻ em thường thích câu chuyện này, nó được viết như thể nói về việc chúng lớn lên trong tử cung của mẹ. Một cách tuyệt vời để kể câu chuyện Bạn được tạo ra như thế nào mà không có bất kỳ chi tiết đáng xấu hổ nào.

Mong đợi điều gì khi mẹ có con, viết bởi Heidi Murkoff, là một cuốn sách hữu ích dành cho những đứa trẻ có người em đang trong bụng mẹ. Cuốn sách cung cấp thông tin cơ bản về cách đứa trẻ vào bên trong (không nói về quan hệ tình dục, nhưng giải thích về việc người cha đưa tinh trùng của mình vào bên trong người mẹ để phù hợp với noãn). Các chương được minh họa độc đáo cũng trả lời các câu hỏi về cách em bé phù hợp với người mẹ, em bé làm gì cả ngày và cách em bé ra ngoài.

Cuốn Nó không phải là con cò! được viết bởi Robie H. Harris. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách mới với nội dung đầy đủ có thể xóa tan mọi vấn đề thì cuốn sách dành cho trẻ từ 4 tuổi trở lên này có khá nhiều thứ cần biết về quá trình được tạo ra và lớn lên của trẻ sơ sinh (bao gồm các thông tin liên quan như "dương vật", "âm đạo", "tinh hoàn"và "tình dục").

Tôi sinh ra thế nào?, viết bởi Lennart Nilsson và Lena Katarina Swanberg. Nilsson, một bậc thầy về những bức ảnh trong tử cung, đã tạo ra cuốn sách này một cách rõ ràng cho trẻ em để tiết lộ những bí ẩn về cách một bào thai được hình thành và lớn lên. Cuốn sách có lẽ phù hợp nhất với trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Nó bao gồm hình ảnh của một bào thai trong bụng mẹ, những đứa trẻ khỏa thân và một em bé sắp chào đời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan