Co giật thuỳ thái dương là gì?

Thái dương giật, thái dương trái giật, co giật thuỳ thái dương...là 1 trong những tình trạng thuộc bệnh lý động kinh thuỳ thái dương. Cùng tìm hiểu rõ hơn co giật thuỳ thái dương là gì? Nguyên nhân co giật thuỳ thái dương... ngay sau đây.

1. Co giật thuỳ thái dương là gì?

Co giật thuỳ thái dương hay động kinh thuỳ thái dương là 1 dạng động kinh cục bộ khá phổ biến. Tình trạng này chiếm khoảng 60% các trường hợp bị động kinh. Nó được hiểu là tình trạng nhóm tế bào thần kinh thuộc khu vực thuỳ thái dương phóng điện không bình thường và quá mức.

Hoạt động này khiến xảy ra các thay đổi về vận động, ý thức, cảm giác. Nếu để thường xuyên, không được can thiệp co giật thuỳ thái dương có thể gây ra những ảnh hưởng đến tư duy, khả năng ghi nhớ, cảm xúc.

2. Nguyên nhân co giật thuỳ thái dương

Thực tế, đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây động kinh thuỳ thái dương. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, động kinh thuỳ thái dương có thể do một khiếm khuyết trong giải phẫu hoặc sẹo ở thuỳ thái dương.

Bên cạnh đó, một số yếu tố gia tăng nguy cơ động kinh thuỳ thái dương gồm:

  • Chấn thương vùng đầu;
  • Viêm màng não;
  • Viêm não;
  • U não;
  • Sốt cao co giật nhiều;
  • Di truyền;
  • Đột quỵ;
  • Dị dạng mạch máu não;
  • ...

Các yếu tố nguy cơ này cũng thường gặp ở những người bị co giật thuỳ thái dương.

3. Triệu chứng co giật thuỳ thái dương

Trước khi xảy ra các cơn co giật thuỳ thái dương, bạn có thể có các triệu chứng như:

  • Tê buồn, nặng ở vùng thượng vị;
  • Nghe thấy âm thanh lạ;
  • Ù tai;
  • Vị lạ như kim loại trong miệng;
  • Phấn khích;
  • Sợ hãi;
  • Lo âu;
  • Nhớ lại nhiều kỷ niệm trong quá khứ;
  • Nhìn thấy người thay đổi hình dạng;
  • Nhìn thấy cơ thể mình từ bên ngoài;
  • ...

Cơn động kinh cục bộ đơn giản có thể lan tới các phần khác của thuỳ thái dương trở thành cơn động kinh cục bộ phức tạp. Lúc này, bạn có thể gặp phải nhiều triệu chứng gồm:

  • Tê, ngứa ran người;
  • Cảm giác kiến bò trên người;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn;
  • Đổ mồ hôi;
  • Mặt đỏ bừng;
  • Giãn đồng tử;
  • Tim đập nhanh;;
  • Co thắt cơ ở vị trí nào đó trên cơ thể;
  • Giật môi, nuốt nước bọt liên tục;
  • Mắt trợn, đầu cúi hoặc nghiêng sang 1 bên không thể kiểm soát;
  • Giảm trí nhớ hoàn toàn;
  • Cơn co giật toàn thân;
  • ...

Những biểu hiện co giật thuỳ thái dương khác nhau ở mỗi người, bạn cần theo dõi để phát hiện sớm, chủ động đi khám và điều trị hiệu quả. Bạn cần đi khám ngay lập tức nếu có các biểu hiện:

  • Co giật kéo dài > 5 phút;
  • Ý thức không trở lại sau khi đã kết thúc cơn động kinh;
  • Tần suất cơn động kinh liên tục;
  • Sốt cao;
  • Tiểu đường;
  • Tự làm mình đau khi lên cơn động kinh;
  • ...

Việc đi khám sớm giúp bạn chủ động phòng, điều trị hiệu quả.

4. Điều trị co giật thuỳ thái dương

Thái dương giật, thái dương trái giật hay các biểu hiện khác kèm theo khi bị co giật thuỳ thái dương... rất nguy hiểm. Nó có thể gây ra các vấn đề khác cho sức khoẻ về lâu dài nếu như không được điều trị.

Chẩn đoán co giật thuỳ thái dương bằng các phương pháp như:

  • Khám lâm sàng;
  • Xét nghiệm máu;
  • Điện não đồ;
  • Chụp cắt lớp vi tính;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI);
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron;
  • Xét nghiệm SPECT;
  • ...

Sau khi có kết luận cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị co giật thuỳ thái dương phù hợp. Có nhiều cách để điều trị co giật thuỳ thái dương gồm:

4.1 Thuốc kháng động kinh

Thuốc kháng động kinh được sử dụng trong điều trị động kinh thùy thái dương. Có khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát được các cơn co giật thuỳ thái dương nhờ thuốc. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đáp ứng không tốt với thuốc, hoặc thậm gặp phải các tác dụng phụ gồm:

  • Tăng cân;
  • Mệt mỏi;
  • Chóng mặt;
  • Chức năng gan/ thận giảm;
  • Rối loạn tiêu hoá;
  • ...

Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng động kinh khi chưa có chỉ định.

4.2 Phẫu thuật

Phẫu thuật trong điều trị co giật thuỳ thái dương nhằm ngăn chặn các cơn động kinh, giật thái dương... và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khu vực não nơi xuất hiện co giật.

Phẫu thuật trong chữa trị co giật thuỳ thái dương cho hiệu quả cao với những người bị co giật xuất phát từ cùng một vị trí trong não.

4.3 Kích thích dây thần kinh phế vị

Bác sĩ sẽ cấy một thiết bị dưới da ngực để kích thích dây thần kinh phế vị ở cổ. Thiết bị này hoạt động gửi tín hiệu đến não nhằm ức chế các cơn động kinh. Phương pháp này vẫn phải kết hợp với dùng thuốc để đạt hiệu quả.

4.4 Phản ứng thần kinh đáp ứng

Một thiết bị được cấy trên bề mặt não / trong mô não với chức năng phát hiện các cơn co giật. Tiếp đó nó sẽ cung cấp các kích thích điện đến khu vực phát hiện nhằm mục đích ngăn ngừa các cơn động kinh thuỳ thái dương.

4.5 Liệu pháp ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng nhiều béo, ít có thể cải thiện kiểm soát tình trạng động kinh thuỳ thái dương.

4.6 Khắc phục tại nhà

Bạn có thể kiểm soát động kinh thuỳ thái dương tại nhà bằng cách:

  • Dùng thuốc theo chỉ định;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Sử dụng vòng cảnh báo y tế;
  • ...

Bạn cần biết rằng, ngay cả khi cơn động kinh của bạn đã được kiểm soát thì nó vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của bạn. Động kinh thuỳ thái dương gây ra nhiều thách thức bởi thường thì bạn không nhận ra các hành vi bất thường ngoài việc xuất hiện cơn co giật. Hơn nữa, việc sống chung với các mối đe dọa từ cơn động kinh cũng khiến cho bạn gặp phải nhiều căng thẳng, lo âu.

Tóm lại, co giật thùy thái dương là 1 dạng động kinh với nhiều triệu chứng đặc biệt. Nó gây ra những nguy hiểm đến trí nhớ của người bệnh. Những thông tin về giật thái dương, co giật thuỳ thái dương trên đây hy vọng bạn có cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh chủ động phòng ngừa, tầm soát có hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

316 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan