Chủ đề Động kinh
Chủ đề Động kinh
Trang chủ Chủ đề Động kinh

Danh sách bài viết

Slide item
Nguyên nhân và các yếu tố gây cơn động kinh
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức chống động kinh Quốc tế, động kinh được định nghĩa là tình trạng xác định bởi cơn co giật không do sốt cao, tái phát từ hai cơn trở lên cách nhau trên 24 giờ, không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân tức thì như rối loạn chuyển hóa cấp tính, sự ngừng thuốc, ngừng rượu đột ngột.
Xem thêm
Slide item
Lưu ý khi dùng thuốc chống động kinh
Thuốc chống động kinh (còn được gọi là thuốc chống co giật) được dùng rất phổ biến với nhiều chủng lại phong phú, đa dạng. Điều quan trọng nhất là lựa chọn thuốc điều trị bệnh động kinh sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, khả năng kinh tế của bệnh nhân, giúp cải thiện chất lượng sống của người bệnh và giảm thiểu các tác dụng phụ có hại của thuốc.
Xem thêm
Slide item
Động kinh ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện
Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới WHO thì tỷ lệ động kinh chiếm từ 0,5 – 2% dân số, ở các nước châu Á, châu Phi bệnh động kinh gặp nhiều hơn ở các nước châu u và đã gia tăng từ 4 đến 5 lần, trong số đó riêng bệnh động kinh ở trẻ em đã chiếm 0,35%.
Xem thêm
Slide item
Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em
Bệnh động kinh ở trẻ nhỏ xuất phát từ rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của các tế bào thần kinh ở não. Để chữa bệnh động kinh ở trẻ nhỏ, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều phương pháp và đòi hỏi ở bệnh nhi và gia đình sự kiên trì tối đa.
Xem thêm
Slide item
Phân loại các cơn động kinh
Bệnh động kinh là một hội chứng bệnh lý về não gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở bệnh nhân động kinh, các kích thích điện và hóa chất trong não làm xuất hiện các cơn động kinh. Phân loại động kinh có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị.
Xem thêm
Slide item
Đánh giá hệ vận động như thế nào?
Đánh giá hệ vận động qua việc thăm khám cơ lực và vận động của từng đoạn chi cho thấy khả năng vận động, tình trạng liệt về cường độ và địa điểm. Quá trình đánh giá được thực hiện qua thăm khám vận động tự chủ, trương lực cơ, vận động bất thường, khả năng phối hợp động tác và thăng bằng.
Xem thêm
Slide item
Kiểm soát tình trạng co giật ở trẻ em bằng cách nào?
Chào bác sĩ. Bé trai nhà em có tiền sử bị co giật, hồi 9 tháng tuổi sốt 38 độ bị co giật, giờ gần 2 tuổi vẫn bị như vậy, sốt mọc răng cũng bị co giật. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào khắc phục tình trạng của bé không ạ? Nếu co giật nhiều lần trong ngày thì sau này bé có bị động kinh hay ảnh hưởng đến tính mạng không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em, cảm ơn bác sĩ.
Xem thêm
Slide item
Trẻ 3 tuổi bị co giật, mắt trợn trắng là do đâu?
Chào bác sĩ. Con em hiện nay được 3 tuổi. Hồi bé còn nhỏ, mỗi khi sốt thì bé hay bị co giật, một năm trở lại thì không bị như vậy nữa. Nhưng khoảng một tháng nay, mỗi khi bé sốt là mắt trợn trắng, ngửa cổ. Bác sĩ cho hỏi bé như vậy là bị làm sao ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em rất lo lắng. Em xin cảm ơn.
Xem thêm
Slide item
Bệnh động kinh ở trẻ cần khắc phục và chữa trị như thế nào?
Chào bác sĩ, con gái cháu năm nay 6 tuổi, bé bị động kinh từ khi cháu 1 tuổi. Biểu hiện của bé mỗi khi tới cơn là bé bị giật chúi đầu xuống (như kiểu ngủ gật), rồi mất ý thức trong khoảng 3 - 5 giây, bé thường bị khi bé ngủ dậy. Gia đình đã đưa bé điều trị tại khoa thần kinh ở bệnh viện năm nhưng bệnh của bé không đỡ, giờ bé đang học lớp 1 nhưng nhận thức của bé không bằng các bạn cùng trang lứa.
Xem thêm
Slide item
Chân tay co giật, sùi bọt mép là biểu hiện bệnh gì?
Chào bác sĩ. Cháu nhà tôi bị lên cơn tím mặt vào tháng 6, cháu đã đi khám nhưng điện não đồ không có gì bất thường. Sau 5 tháng không bị làm sao thì đến tháng 11 cháu tái phát, điện não đồ vẫn không phát hiện gì. Mỗi lần cháu lên cơn là mắt nhìn về một phía, chân tay co giật, sùi bọt mép. Bác sĩ cho hỏi như vậy là bị làm sao ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
Xem thêm
Slide item
Kết quả đo điện não đồ giấc ngủ nói lên điều gì?
Chào bác sĩ! Con em 3 tuổi có đi đo điện não đồ giấc ngủ, kết quả như sau: Ghi nhận một đợt phóng điện dang gai. Phóng chậm vùng thái dương. Đính trung tâm trái (t3.t5.c3.p3) lan sang bên phải. Theo dõi là dạng phóng đông kinh. Tuy nhiên, gai vùng thái dương trung tâm có thể xuất hiện ở 10-20%. Trẻ không có triệu chứng, xin kết hợp lâm sàng EEG lập lại khi cần. Em muốn hỏi bác sĩ kết quả như vậy bé có bị sao không? Em xin cám ơn!
Xem thêm
Slide item
Trẻ bị nôn, đi ngoài, động kinh là do đâu?
Con tôi nay 19 tháng tuổi, trẻ bị ói nhập viện được 1 ngày thì bị đi ngoài và động kinh, bé không bị sốt. Cho hỏi con tôi bị gì mà động kinh ạ?
Xem thêm
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe