Gây mê trong phẫu thuật lồng ngực

Bài viết được tư vấn chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngát - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phẫu thuật lồng ngực là phẫu thuật cần đến các biện pháp vô cảm như gây mê. Gây mê cần thực hiện đúng kỹ thuật bởi có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, trong đó nặng nề nhất là tử vong. Dưới đây là các phương pháp gây mê phổ biến trong phẫu thuật lồng ngực.

1. 4 loại gây mê, gây tê phổ biến nhất

Trước khi tìm hiểu về những phương pháp gây mê trong phẫu thuật lồng ngực, chúng ta hãy điểm qua 4 loại gây mê và gây tê phổ biến nhất.

  • Gây mê tại chỗ

Gây mê tại chỗ hay còn gọi là gây tê cục bộ là phương pháp đưa thuốc tê vào gần vùng cần phẫu thuật. Đây là phương pháp giúp giảm đau một cách đáng kể, Thế nhưng thuốc gây tê tại chỗ không có tác dụng làm giảm căng thẳng hay tâm trạng bất an cho bệnh nhân.

  • Gây tê từng vùng

Phương pháp gây tê từng vùng được sử dụng khi khu vực cần vô cảm lớn và có nhiều dây thần kinh. Thuốc gây tê sẽ được tiêm vào vùng cần phẫu thuật. Ví dụ như phẫu thuật cánh tay, người ta sẽ tiêm thuốc tê vào phần nách để gây tê từ nách xuống hết phần cánh tay bệnh nhân.

  • Gây tê tủy sống

Thuốc gây tê được tiêm vào các rễ thần kinh cột sống, nó có tác dụng gây tê rộng và thường được dùng cho các ca sinh mổ hay các phẫu thuật ở vùng bụng. Ngoài ra gây tê tủy sống còn được dùng trong phẫu thuật các vị trí thấp hơn bụng như đùi và đầu gối.

Cả 2 phương pháp gây tê từng vùnggây mê tủy sống, bệnh nhân đều không có cảm giác gì về quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân sau khi được tiêm thuốc tê sẽ mất cảm giác vùng được gây tê nên không cảm thấy đau đớn.

  • Gây mê toàn thân

Phương pháp này sử dụng thuốc gây mê, giảm đau, bệnh nhân sẽ bất tỉnh và không có cảm giác đau khi phẫu thuật. Có thể bệnh nhân sẽ phải dùng thêm một số loại thuốc giãn cơ trong quá trình phẫu thuật.

Phương pháp này có một số tác dụng phụ như khiến bệnh nhân bị đau đầu, buồn nôn sau khi tỉnh dậy. Tuy nhiên những triệu chứng này đều có thể được giảm nhẹ đến mức thấp nhất.

Bị viêm gan B thể ngủ có tiêm phòng được không
Thuốc gây mê tủy sống được tiêm vào các rễ thần kinh cột sống

2. Phương pháp vô cảm, gây mê trong phẫu thuật lồng ngực

Phương pháp gây mê cho các phẫu thuật lồng ngực gồm gây mê toàn thể sử dụng thuốc mê tĩnh mạch có thể kết hợp với thuốc mê bốc hơitê ngoài màng cứng vùng ngực kết hợp gây mê.

Phương pháp phổ biến nhất đó là dùng thuốc mê tĩnh mạch, thuốc giảm đau có tác dụng ngắn để khởi mê, sau đó dùng thuốc giãn cơ, để duy trì mê có thể dùng thuốc mê bốc hơi hay thuốc mê tĩnh mạch.

Các thuốc mê bốc hơi họ halogen được sử dụng khá nhiều vì tác dụng giãn phế quản không đặc hiệu và không gây tăng shunt phổi. Chúng cũng có ưu điểm là đào thải nhanh nên có thể bỏ máy thở cũng như rút ống nội khí quản sớm khi phẫu thuật lồng ngực.

Các loại thuốc mê như Sevoflurane được dùng nhiều trong phẫu thuật lồng ngực do chúng ít gây ra rối loạn huyết động và kích ứng đường thở cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, Nitrous oxide cũng được dùng để làm giảm liều lượng các loại thuốc mê bốc hơi, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc này ở những thời điểm khác nhau để tránh làm tăng shunt phổi và thiếu oxy máu.

Các thuốc giảm đau họ morphin được sử dụng ở nhiều trường hợp trong và cả sau phẫu thuật để giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn, giúp làm giảm liều cũng như hạn chế tác dụng phụ của các thuốc gây mê.

Với thuốc giãn cơ, nên chọn lựa loại thuốc ít gây co thắt khí phế quản, ít tăng tiết esmeron, tracrium và không tích lũy.

Diamorphine
Thuốc giảm đau họ morphin được sử dụng nhiều ở trước và sau phẫu thuật

3. Gây mê nội khí quản cho phẫu thuật lồng ngực

Gây mê nội khí quản là phương pháp thường được sử dụng trong phẫu thuật lồng ngực. Đây là một kỹ thuật gây mê có sử dụng ống nội khí quản để duy trì sự hô hấp của bệnh nhân, giúp đường hô hấp được thông thoáng. Phương pháp này giúp cho việc hút khí quản trở nên dễ dàng và có thể kiểm soát được sự hô hấp của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật. Khi được gây mê nội khí quản, bệnh nhân cũng sẽ mất cảm giác và cả ý thức, tuy nhiên bệnh nhân có thể vẫn tự thở được hoặc dùng máy thở qua nội khí quản.

Phương pháp này không chỉ được sử dụng cho phẫu thuật lồng ngực mà còn được dùng trong rất nhiều phẫu thuật khác như: các phẫu thuật ở vùng đầu, hàm, mặt, tai, mũi, họng, các phẫu thuật ở vùng bụng trên, phẫu thuật vùng chậu, tử cung.

Với những ca phẫu thuật kéo dài, cần phải hồi sức tích cực và cẩn trọng với những ca bệnh có nguy cơ bị tai biến trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, phương pháp gây mê này cần phối hợp với các thuốc giãn cơ và được kiểm soát đường thở một cách cẩn thận trong quá trình phẫu thuật.

Chống chỉ định tương đối của phương pháp gây mê nội khí quản:

hôn mê
Gây mê nội khí quản không được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp nặng

Các biến chứng có thể xảy ra khi gây mê nội khí quản đó là có thể đặt ống không thành công hay đặt nhầm ống vào dạ dày. Về thiết bị, ống khí quản có thể bị tắc, bị gập hay ống bị đẩy sâu quá mức. Về gây mê, các biến chứng có thể do thuốc gây mê làm co thắt khí và phế quản, gây ức chế hoạt động của cơ tim và làm huyết áp thay đổi thất thường. Ngoài ra các thuốc giãn cơ có thể gây suy hô hấp.

Một số biến chứng khác như dịch dạ dày tràn vào phổi hay quá trình đặt ống làm tổn thương răng, miệng, họng.

Phẫu thuật lồng ngực là một phẫu thuật lớn và luôn tiềm ẩn những nguy cơ và biến chứng trong và sau quá trình phẫu thuật. Do đó, cần thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotlinetại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan