Hay bị chóng mặt nên uống gì?

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là phụ nữ trung niên, người bị thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình,... Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng chóng mặt. Vậy chóng mặt nên uống gì, ăn gì?

1. Chóng mặt nên uống gì?

Một vài loại thức uống dưới đây rất tốt cho người bị chóng mặt:

1.1 Nước chanh

Chanh là loại quả có chứa nhiều vitamin C, giúp bạn thêm tỉnh táo và khỏe khoắn, có tác dụng chữa chóng mặt hiệu quả. Uống nước chanh, ăn vỏ chanh, dùng nước cốt chanh để chế biến món ăn,... đều là các phương pháp tự nhiên giúp cắt cơn chóng mặt, hoa mắt đơn giản ngay tại nhà.

1.2 Nước gừng hoặc trà gừng

Gừng có chứa hoạt chất gingerol, có tác dụng kích thích lưu thông máu tới não, từ đó làm giảm mức độ trầm trọng của tình trạng chóng mặt. Do đó, bạn không cần phải sử dụng thuốc điều trị chóng mặt mà có thể dùng gừng để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng hoặc cho gừng tươi vào nước uống để chữa chóng mặt, tình trạng xây xẩm mặt mày,...

1.3 Nước pha mật ong

Bị chóng mặt nên uống thuốc gì? Bạn đừng vội uống thuốc mà có thể tham khảo cách sử dụng mật ong. Theo đó, 20% của mật ong là các dưỡng chất như photpho, canxi, sắt, magie, vitamin B và C,... giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng chóng mặt. Uống 1 cốc mật ong pha với nước chanh hoặc giấm táo sẽ giúp chữa chóng mặt, hoa mắt hiệu quả.

1.4 Nước đường

Không chỉ là loại gia vị trong nấu ăn, đường còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Đường có tác dụng ngăn chặn các cơn chóng mặt do kiệt sức, mệt mỏi. Nước đường được cơ thể hấp thụ nhanh, cung cấp nhiệt năng nhanh hơn so với các loại thức uống khác. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi sức lực, cắt cơn chóng mặt, hoa mắt tức thời,...

1.5 Nước lọc

Trong máu có tới 83% là nước. Do đó, khi cơ thể thiếu nước thì máu sẽ ít được vận chuyển lên não hơn. Điều này dẫn tới giảm huyết áp và gây hiện tượng đau đầu, chóng mặt. Cơ thể bị mất nước chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,...

Trong khi đó, việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong một ngày sẽ giúp phòng ngừa tình trạng mất cân bằng dịch trong cơ thể. Lúc này, máu lưu thông tốt hơn, tránh được tình trạng chóng mặt do cơ thể thiếu nước gây ra. Như vậy, một đáp án cho câu hỏi chóng mặt nên uống gì chính là nước lọc. Lượng nước trung bình được khuyến nghị nên cung cấp cho cơ thể là khoảng 2 lít/ngày.

2. Thực phẩm nên ăn để phòng ngừa và điều trị chóng mặt

Ngoài câu hỏi chóng mặt nên uống gì, bạn cũng cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng này. Cụ thể, người bệnh chóng mặt do rối loạn tiền đình hoặc các nguyên nhân khác như thiếu máu não nên ăn những loại thực phẩm tốt cho hệ thần kinh và miễn dịch. Cụ thể, đó là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B (vitamin B6, B9), vitamin C, magie, uống đủ nước, đặc biệt là nước trái cây,...

Một số nhóm thực phẩm gợi ý cho bệnh nhân gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin B6: Vitamin B6 là yếu tố cần thiết giúp cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn đóng vai trò tăng cường hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình, thiếu máu não. Do đó, trong thực đơn hằng ngày, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm như thịt bò, gà, heo, cá ngừ, cá hồi,...;
  • Thực phẩm giàu vitamin B9: Ngoài tham gia vào quá trình phân chia và phát triển tế bào, sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu,... thì vitamin B9 còn tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh ở não. Do đó, người thường xuyên mắc chứng chóng mặt nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B9 như gan động vật (bò, gà, heo), rau có lá màu xanh thẫm, súp lơ xanh,...;
  • Thực phẩm giàu sắt: Người thiếu máu chóng mặt nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,... vì chúng là nguồn bổ sung sắt heme dồi dào. Sắt heme giúp cơ thể dễ hấp thu và chuyển hóa, tham gia trực tiếp vào các quá trình sản sinh máu và tái tạo hồng cầu;
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào não, góp phần duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, chanh, bưởi, cà chua, kiwi, dâu tây, ớt chuông,... đều gia tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể, rất tốt cho não bộ;
  • Thực phẩm giàu magie: Magie đóng vai trò lớn trong điều hòa các chức năng của dây thần kinh và làm dịu thần kinh. Do đó, người hay bị chóng mặt nên bổ sung những thực phẩm giàu magie như thịt các loại, hải sản biển, cá nước ngọt, đậu đỗ, các loại hạt,...

3. Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi bị chóng mặt

Ở phần trên là thông tin giải đáp chóng mặt nên uống gì, ăn gì để cải thiện triệu chứng bệnh. Trong phần này, người bệnh nên tham khảo những loại thực phẩm cần hạn chế để tình trạng chóng mặt không diễn tiến nguy hiểm hơn. Đó là:

  • Cà phê, rượu bia: Caffeine trong cà phê và cồn trong rượu bia đều là các chất kích thích thần kinh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Ngoài ra, rượu bia và cà phê còn làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch và huyết áp. Hoa mắt chóng mặt chính là một trong những biểu hiện của các bệnh lý trên;
  • Thực phẩm có hàm lượng muối cao: Natri là chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng. Việc tiêu thụ muối quá mức trong một thời gian dài có thể dẫn tới hoa mắt chóng mặt, suy thận, bệnh tim,... Do đó, theo các chuyên gia y tế, mỗi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 2 - 3g muối mỗi ngày. Cần hạn chế những loại thức ăn nhanh như thịt nguội, xúc xúc, khoai tây chiên,... vì chúng có hàm lượng muối cao;
  • Thực phẩm nhiều đường: Tình trạng chóng mặt, hoa mắt có thể xuất phát từ việc bạn tiêu thụ quá nhiều đường. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi ngày phụ nữ chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 muỗng cafe đường, nam giới chỉ nên tiêu thụ tối đa 9 muỗng cafe đường. Để cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể sử dụng các loại sữa ít béo, ít ngọt hoặc ngũ cốc nguyên hạt thay cho việc ăn đồ ngọt;
  • Nicotine: Là thành phần có trong thuốc lá, dễ khiến bạn bị chóng mặt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ và cản trở sự lưu thông máu;
  • Thực phẩm lên men: Các chất hóa học tự nhiên có trong thực phẩm lên men (tyramine) có thể gây đau nửa đầu và triệu chứng chóng mặt;
  • Thực phẩm gây ra cơn đau nửa đầu migraine: Nho, rượu vang, phô mai ủ lâu, quả sung, thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội), chất sulfites có trong tôm và khoai tây chế biến,... cũng làm tăng tình trạng chóng mặt, mệt mỏi;
  • Bột ngọt: Say bột ngọt có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt. Khi hấp thụ một lượng bột ngọt quá lớn hoặc các loại bột ngọt có nhiều tạp chất, cơ thể sẽ phản ứng lại, gây ra triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi. Lúc này, bạn có thể xử trí bằng cách uống 1 ly nước chanh ấm pha với muối, sau đó nằm nghỉ khoảng 15 - 20 phút ở nơi thoáng mát;

Chóng mặt nên uống gì? Nước lọc, trà gừng, nước mật ong, nước chanh,... đều có công dụng cải thiện nhanh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị chóng mặt, người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng và lo âu, vận động nhẹ nhàng, giữ tư thế phù hợp khi làm việc, ngủ đủ giấc,... Đồng thời, việc rèn luyện các bài tập xoay vùng đầu, cổ gáy,... cũng giúp phòng ngừa triệu chứng chóng mặt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan