Hướng dẫn chăm sóc hình xăm an toàn

Xăm là một hình thức nghệ thuật lâu đời mà người xăm sử dụng kim đưa mực vào lớp hạ bì của da. Hình xăm đẹp là nét đẹp nghệ thuật, thể hiện cá tính của mỗi con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ai cách chăm sóc hình xăm an toàn, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nhận biết vết xăm có nguy cơ nhiễm trùng

Người đi xăm cơ thể cần tìm đến sự trợ giúp về y tế nếu có một trong các biểu hiện sau:

  • Vết xăm ở tay và chân xuất hiện vệt màu đỏ dài và hẹp lan ra từ vùng xăm hình hoặc vùng da xung quanh vết xăm tấy đỏ, sưng, nóng.
  • Đau nhiều hơn xung quanh vết xăm và có thể càng ngày càng đau, kéo dài từ 5 - 7 ngày sau khi xăm.
  • Khu vực xăm chảy dịch mủ.
  • Bị sốt (dấu hiệu của nhiễm khuẩn).
  • Dị ứng mực xăm (thường là đỏ) gây sưng, phát ban, ngứa. có mảng hoặc nốt gồ trên da, rộp nước, da rỉ dịch, đóng mài.

Ngoài ra, nếu vết xăm không an toàn hoặc không đảm bảo vô trùng, người bệnh có thể có nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn, bệnh lao hoặc các bệnh lây truyền qua đường máu như bệnh viêm gan B, viêm gan C, HIV hoặc uốn ván. Những tác nhân gây bệnh này có thể cư trú trên những kim chích đã qua sử dụng mà không được vệ sinh vô trùng.

2. Chăm sóc hình xăm ngay sau khi xăm như thế nào?

Quan trọng nhất sau khi xăm là làm sạch và thoa một lớp mỡ kháng sinh hoặc vaseline lên hình xăm, sau đó dùng một miếng băng gạc phủ lại. Điều này sẽ giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào da. Ngoài ra, việc băng lại vết xăm còn giúp bảo vệ hình xăm khỏi trầy xước gây đau. Người sau khi xăm cũng cần chú ý:

  • Giữ miếng băng gạc trong vài giờ, giúp hấp thu lượng mực thừa hoặc máu chảy ra từ vết xăm.
  • Sau vài giờ có thể gỡ miếng băng ra, rửa vùng xăm bằng xà phòng hoặc nước ấm nhẹ nhàng.
  • Dùng khăn mềm thấm khô hình xăm, sau đó thoa một lượng nhỏ pomat petroleum lên hình xăm, có thể không cần dùng băng gạc để tránh vết xăm bị bí khí.

3. Làm gì trong thời gian chờ vết xăm hồi phục

Trong khi đợi hình xăm bong vẩy và hồi phục hoàn toàn, cần lưu ý:

  • Tránh ánh nắng trực tiếp tác động lên hình xăm, thoa kem chống nắng với chỉ số SPF 30 trở lên, phổ rộng và chống nước. Lựa chọn loại vải che hình xăm khi đi ra ngoài đường là loại vải dày, tối màu, có khả năng chống nắng tốt.
  • Thăm khám nếu có các dấu hiệu bất thường tại nơi xăm như đau, sưng tấy, nổi mẩn, ban đỏ, rỉ dịch, mủ.
  • Không nên thoa kem chống nắng lên vết thương xăm hình cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
  • Tránh để hình xăm bị trầy xước hoặc va chạm vào những vật xung quanh để hạn chế vi khuẩn.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sắt, cọ xát vào hình xăm.
  • Không nên đi bơi hoặc ngâm mình dưới nước hồ bơi quá lâu.

Hy vọng những thông tin ở bài viết trên đây hữu ích, giúp bạn chăm sóc vết xăm an toàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan