Hướng dẫn chăm sóc người bị sốt

Sốt là biểu hiện bất thường của rất nhiều bệnh trong đó phổ biến là sốt do virus. Thời điểm giao mùa là thời điểm dễ bùng phát thành dịch ở nhiều nơi. Vì vậy, hiểu biết các kiến thức cơ bản về sốt là rất cần thiết giúp mọi người biết cách chăm sóc người bị sốt đúng cách.

1. Đặc điểm và phân loại sốt

Nhiệt độ cơ thể thường thay đổi mỗi khi có vận động mạnh như chạy, nhảy, lao động,... Vì vậy, cả người lớn và trẻ em đều có thể tăng nhiệt độ cơ thể, nhưng không phải lúc nào nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng nguy hiểm.

Sốt là triệu chứng, nguyên nhân của nhiều bệnh, thường do nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm virus. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, sốt có thể là do dị ứng thuốc, hoặc ở trẻ em mọc răng cũng gây cho trẻ bị sốt, hoặc sau tiêm phòng vắc xin cũng gây ra sốt.

Các triệu chứng thường gặp và đi kèm với sốt bao gồm: Cơ thể cảm thấy gai lạnh hoặc rét run lập cập, da nóng, đỏ và ẩm, người có tình trạng khát nước và nghiêm trọng hơn là mất nước. Thêm vào đó, nếu sốt cao có thể dẫn đến hiện tượng co giật, rối loạn ý thức như mê sảng, mất định hướng,....

Để thuận tiện cho chăm sóc người bị sốt, thì có thể phân loại sốt thành 3 độ sau:

  • Sốt nhẹ với khoảng nhiệt độ cơ thể từ 37.5 đến 38 độ C.
  • Sốt vừa với khoảng nhiệt độ cơ thể từ 38 đến dưới 39 độ C.
  • Sốt cao với khoảng nhiệt độ cơ thể từ 39 độ C trở lên.

2. Cách điều trị và chăm sóc người bị sốt tại nhà

2.1. Nguyên tắc chung

  • Người bệnh đang sốt cao trên 39 độ C mà không hạ nhiệt độ thì cần được điều trị bằng thuốc và các phương pháp vật lý phối hợp.
  • Để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng, không có gió lùa đặc biệt hạn chế đông người tụ tập quanh người bệnh
  • Cặp nhiệt độ thường xuyên ở nách hoặc hậu môn để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Nếu thân nhiệt có nhiệt độ không quá 39 độ C thì cần cởi bớt quần áo cho thoáng, không đắp chăn. Đặc biệt theo dõi nhiệt độ thường xuyên với tần suất 1 đến 2 giờ một lần. Thực hiện chườm để hạ sốt bằng cách lau người với nước ấm đặc biệt ở những vị trí như nách, bẹn,...
  • Cho người bệnh uống nhiều nước hoặc với trẻ em thì cho bú nhiều hơn. Thực hiện bù nước điện giải cho người bệnh bằng oresol theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Cho người bệnh ăn uống bình thường nhưng chuyển sang dạng thức ăn lỏng giúp dễ tiêu hoá,...

2.2. Thời điểm cần đưa người bệnh đến bệnh viện

  • Người bệnh sốt cao trên 39 độ C và không có dấu hiệu hạ nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt hoặc các phương pháp vật lý phối hợp, thì cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để xử trí.
  • Ở trẻ em nếu có các dấu hiệu bất thường như bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, mê sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân nhầy có máu.
  • Những trường hợp người bệnh sốt liên tục trên 2 ngày.

2.3. Chăm sóc người bệnh sốt theo từng mức độ

  • Người bệnh sốt với thân nhiệt từ 37.5 độ đến 38 độ C cần được nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát. Ở ngưỡng nhiệt độ này, người bệnh không cần sử dụng thuốc hạ sốt, nhưng có thể áp dụng các biện pháp vật lý như chườm nóng, lau mát tích cực để giúp hạ nhiệt cơ thể.
    • Người bệnh thực hiện lau mát để hạ nhiệt cơ thể bằng cách nhúng khăn sạch vào chậu nước ấm (có thể thử trước bằng tay với cảm giác ấm là được để tránh tình trạng gây bỏng da của người bệnh), rồi vắt khăn khô và lau toàn thân cho người bệnh đang sốt. Thực hiện lau liên tục ở nách và bẹn để giúp hạ nhiệt tốt hơn. Lưu ý không nên đắp khăn lên trán hoặc ngực vì sẽ không có tác dụng hạ sốt, và ngược lại việc đắp khăn lâu trên ngực có thể dễ gây viêm phổi. Thời gian mỗi lần lau khoảng từ 15 đến 30 phút.
    • Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất đi do sốt. Lưu ý uống nước theo nhu cầu của cơ thể. Sử dụng các loại nước bù điện giải như oresol, nước khoáng lạt,... hoặc nước cam chanh để bổ sung nước cho người bệnh.
  • Người bệnh sốt với thân nhiệt từ 38 đến dưới 39 độ C. Với những trường hợp sốt cao thì cần sử dụng thuốc hạ sốt. Các loại thuốc thông dụng hiện nay bao gồm paracetamol với các liều lượng khác nhau cho từng trường hợp cụ thể.
    • Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt loại paracetamol: Khoảng cách thời gian giữa các lần sử dụng thường cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Người bệnh không nên uống thuốc với khoảng cách quá gần có thể gây hại cho gan. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi cần tính liều lượng thuốc sử dụng sao cho chính xác theo cân nặng của trẻ em. Theo khuyến nghị thì liều lượng sử dụng thuốc cho trẻ ước tính từ 10 đến 15 mg/ kg cân nặng, và liều tối đa không quá 60 mg/ kg cân nặng. Khoảng cách thời gian sử dụng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Ngoài việc uống thuốc, thì cần lau mát tích cực để hạ sốt được hiệu quả.
  • Người bệnh sốt với thân nhiệt trên 39 độ C. Ở ngưỡng nhiệt độ này cần được theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh. Ngoài việc thực hiện lau mát cơ thể, người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt đồng thời bù đủ nước để hạ sốt hiệu quả.
    • Khi sốt cao thì cơ thể có thể xuất hiện rét run, ớn lạnh và có xu hướng muốn đắp chăn. Tuy nhiên, ở thời điểm này người bệnh không nên ủ ấm và mặc quần áo quá dày, mà phải nới lỏng quần áo rộng rãi và tạo điều kiện thoáng mát để cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng.
    • Ngoài ra, sốt còn có thể làm cho người bệnh bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi, vật vã.... Khi nhiệt độ cơ thể tăng một độ thì chuyển hoá cơ thể cũng tăng khoảng 10%. Vì vậy, ngoài việc thực hiện hạ sốt thì cần phải có kế hoạch điều trị nguyên nhân, đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn sốt cao.

Sốt là triệu chứng thường gặp và cần có kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng đối tượng để có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Parafizz 650
    Công dụng thuốc Parafizz 650

    Thuốc Parafizz 650 có chứa hoạt chất Paracetamol hàm lượng 650mg, được bào chế dạng viên sủi. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, được chỉ điều trị các chứng đau nhức và hạ sốt từ nhẹ đến vừa.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Markvil
    Công dụng thuốc Markvil

    Markvil thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, được sử dụng chủ yếu để hạ sốt, giảm đau ở trẻ em. Tham khảo cách dùng Markvil thông qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về ...

    Đọc thêm
  • Aarmol 100ml
    Công dụng thuốc Aarmol 100ml

    Aarmol 100ml là thuốc giảm đau được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch với thành phần chính Paracetamol. Cùng tìm hiểu thuốc Aarmol 100ml công dụng là gì? Cách dùng như thế nào trong bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • nofabri
    Công dụng thuốc Nofabri

    Thuốc Nofabri có thành phần chính là Paracetamol dạng tiêm, hàm lượng 150mg/ml. Thể tích trong mỗi ống thuốc là 2ml. Nofabri thường được dùng với công dụng giảm đau, hạ sốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu ...

    Đọc thêm
  • Tipharalgine
    Công dụng thuốc Tipharalgine

    Thuốc Tipharalgine chứa thành phần chính là paracetamol hàm lượng 500mg, được sử dụng phổ biến trong chỉ định giảm đau và hạ sốt. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về thuốc Tipharalgine qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm