Những điều cần biết về thuốc trị đau nửa đầu cắt cơn

Đau nửa đầu là một tình trạng thần kinh dẫn đến đau đầu tái phát, đặc trưng bởi cơn đau nhói hoặc đau dữ dội. Có hai loại điều trị chứng đau nửa đầu là cắt cơn và phòng ngừa. Các phương pháp điều trị cắt cơn có tác dụng ngăn chặn cơn đau nửa đầu đang xảy ra, trong khi các phương pháp điều trị dự phòng nhằm ngăn chặn các cơn đau nửa đầu trong tương lai.

1. Thuốc cắt cơn đau nửa đầu là gì?

Thuốc cắt cơn đau nửa đầu được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của cơn đau nửa đầu khi đang xảy ra. Bạn cũng có thể thấy các loại thuốc điều trị cắt cơn đau nửa đầu cũng được gọi là thuốc trị đau nửa đầu cấp tính. Những loại thuốc này có hiệu quả nhất khi được dùng sớm trong cơn đau nửa đầu. Do đó, điều quan trọng là phải dùng thuốc ngay khi bạn cảm thấy các triệu chứng của chứng đau nửa đầu bắt đầu xuất hiện.

Loại thuốc cắt cơn đau nửa đầu cụ thể được khuyến nghị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng, tần suất và các triệu chứng của chứng đau nửa đầu.

1.1 Thuốc không kê đơn

Nhiều loại thuốc không kê đơn đóng vai trò làm thuốc cắt cơn đau nửa đầu có thể được sử dụng để điều trị cơn đau nửa đầu, bao gồm:

Thuốc cắt cơn đau nửa đầu không kê đơn thường được sử dụng như một trong những phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng đau nửa đầu. Người bệnh có thể tự dùng dưới dạng viên uống hoặc viên nén. Những loại thuốc cắt cơn đau nửa đầu này thường có thể giúp làm dịu cơn đau nửa đầu mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau nửa đầu dữ dội hơn, chúng có thể không hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng.

Các tác dụng phụ của thuốc cắt cơn đau nửa đầu không kê đơn phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng:

  • NSAID. Các tác dụng phụ về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy là một số tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAID.
  • Acetaminophen. Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với acetaminophen. Trong một số trường hợp hiếm hoi, thuốc có thể gây tổn thương gan dù ở liều điều trị.
  • Caffeine. Một số tác dụng phụ tiềm ẩn của caffeine bao gồm căng thẳng, buồn nôn và chóng mặt.

1.2 Triptans

Có bảy loại triptan khác nhau đã được FDA phê duyệt để điều trị cắt cơn đau nửa đầu, bao gồm:

  • Sumatriptan
  • Rizatriptan
  • Zolmitriptan
  • Almotriptan
  • Eletriptan
  • Naratriptan
  • Frovatriptan
  • Triptan có sẵn ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
  • Viên nén hoặc viên con nhộng
  • Viên nén hoặc bánh quế mà có thể ngậm hòa tan trên lưỡi
  • Xịt mũi
  • Thuốc tiêm

Triptan là phương pháp điều trị cắt cơn ưu tiên hàng đầu cho những cơn đau nửa đầu có cường độ từ trung bình đến nặng. Bạn có thể sẽ được kê đơn triptan nếu thuốc không kê đơn không hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng đau nửa đầu.

Một số tác dụng phụ thường gặp của triptan bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ bắp
  • Tức ngực, hàm hoặc cổ họng
  • Cảm giác nặng nề ở các chi

1.3 Các dẫn xuất Ergot

Có hai loại dẫn xuất ergot được sử dụng làm phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu. Đó là dihydroergotamine và ergotamine tartrate.

Các dẫn xuất Ergot thường được sử dụng như một phương pháp điều trị cắt cơn đau nửa đầu bậc hai. Ví dụ: bạn có thể được kê đơn thuốc dẫn xuất ergot nếu cơn đau nửa đầu của bạn không đáp ứng tốt với thuốc không kê đơn hoặc thuốc triptan.

Tương tự như triptan, các dẫn xuất ergot có thể được tìm thấy ở nhiều dạng khác nhau. Dù ở dạng nào, người dùng vẫn có nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ tiềm ẩn của các dẫn xuất ergot là:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Chuột rút ở bụng, chân
  • Khó chịu ở ngực
  • Tê hoặc dị cảm ở bàn tay hoặc bàn chân

1.4 Thuốc chống buồn nôn

Một số người có thể bị đau nửa đầu kèm theo cảm giác buồn nôn. Do đó, một số loại thuốc chống buồn nôn khác nhau có thể được kê đơn kết hợp với các thuốc nêu trên trong cắt cơn đau nửa đầu.

Thuốc chống buồn nôn thường được dùng bằng đường uống, ví dụ;

  • Metoclopramide
  • Prochlorperazine
  • Chlorpromazine
  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc chống buồn nôn có thể bao gồm:
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Bồn chồn
  • Khó ngủ
  • Hoang mang

Trong một số trường hợp hiếm hoi, một nhóm các triệu chứng được gọi là triệu chứng ngoại tháp có thể xảy ra với các loại thuốc chống buồn nôn, bao gồm run, co cơ không tự chủ và cử động không tự chủ.

1.5 Lasmiditan

Lasmiditan là một loại thuốc giảm đau nửa đầu với tác dụng cắt cơn mới được FDA phê duyệt. Thuốc được dùng bằng đường uống dưới dạng thuốc viên hoặc viên nang.

Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của lasmiditan là:

  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Dị cảm, cảm giác kim châm

1.6 Ubrogepant

Ubrogepant cũng là một loại thuốc cắt cơn đau nửa đầu mới khác được dùng bằng đường uống dưới dạng thuốc viên hoặc viên nang.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến ubrogepant là:

  • Buồn nôn
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Khô miệng

2. Cơ chế tác dụng cắt cơn đau nửa đầu của các thuốc

2.1 Thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn được sử dụng trong điều trị chứng đau nửa đầu bằng cách cắt cơn thông qua cơ chế hoạt động khác nhau như sau:

  • NSAID. NSAID hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme gọi là cyclooxygenase (COX) 1 và 2. Điều này ngăn chặn việc sản xuất các chất hóa học gọi là prostaglandin, góp phần gây đau và viêm.
  • Acetaminophen. Cách chính xác mà acetaminophen hoạt động để giảm bớt các triệu chứng như đau và viêm vẫn chưa được xác định.
  • Caffeine (ở dạng viên kết hợp). Caffeine có thể làm thắt chặt hoặc co thắt mạch máu. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu trong não, giúp giảm bớt các triệu chứng đau nửa đầu.

2.2 Triptans

Triptans hoạt động thông qua việc liên kết với một số loại thụ thể trong não đặc hiệu cho chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Khi triptan liên kết với các thụ thể này, các mạch máu trong não sẽ co lại. Điều này làm giảm tín hiệu đau. Triptan cũng có thể làm giảm mức độ viêm.

2.3 Các dẫn xuất Ergot

Các dẫn xuất Ergot hoạt động theo cách tương tự như triptan ở chỗ chúng liên kết với một số thụ thể serotonin trong não. Điều này làm co mạch máu và giảm tín hiệu đau.

Tuy nhiên, các dẫn xuất ergot ít đặc hiệu hơn triptan và cũng có thể liên kết với các thụ thể khác. Do đó, nhóm này thường có nhiều tác dụng phụ hơn triptan.

2.4 Thuốc chống buồn nôn

Các loại thuốc chống buồn nôn thông thường được sử dụng cho chứng đau nửa đầu hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại thụ thể nhất định trong não. Đây là những thụ thể đặc hiệu cho chất dẫn truyền thần kinh dopamine.

Khi những loại thuốc này liên kết với thụ thể dopamine, thuốc sẽ giúp ngăn ngừa buồn nôn hoặc nôn trong cơn.

2.5 Lasmiditan

Lasmiditan hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào một thụ thể serotonin cụ thể trong não được gọi là 5-HT 1F. Đây là loại thuốc trị đau nửa đầu đầu tiên có tác dụng như vậy.

Cơ chế chính xác mà lasmiditan làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu cấp tính vẫn chưa được biết rõ. Không giống như triptan và các dẫn xuất ergot, lasmiditan không gây co thắt mạch máu. Điều này có thể làm cho nhóm này trở thành một lựa chọn điều trị tốt ở những người có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến mạch máu.

2.6 Ubrogepant

Ubrogepant ức chế một thụ thể được gọi là thụ thể peptide liên quan đến gen calcitonin. Đây là loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu đầu tiên hoạt động thông qua cơ chế này.

Ubrogepant ngăn cản peptide xác định liên kết với thụ thể của nó. Khi điều này xảy ra, thuốc sẽ giúp ngăn chặn cơn đau và giãn mạch liên quan đến chứng đau nửa đầu.

Tóm lại, các thuốc cắt cơn đau nửa đầu có tác dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh khi xảy ra. Thuốc có hiệu quả cao nhất khi được dùng sớm, vì vậy hãy nhớ dùng thuốc ngay khi bạn bắt đầu có các triệu chứng. Thông thường, các phương pháp điều trị đầu tiên cho mục đích cắt cơn đau nửa đầu là thuốc không kê đơn hoặc thuốc triptan. Các loại thuốc khác có thể được sử dụng nếu chúng không hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng của bạn. Bạn cũng có thể dùng thuốc để làm dịu cơn buồn nôn xảy ra với chứng đau nửa đầu. Điều quan trọng là bạn phải dùng thuốc cắt đơn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn cần dùng thuốc nhiều hơn 3 lần trong một tuần, hãy hẹn gặp bác sĩ để có sự điều chỉnh thuốc cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

280 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan