Viêm khớp dạng thấp và Lupus khác nhau như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus đều là hai bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào cơ thể của chính người bệnh. Tuy nhiên với viêm khớp dạng tập chủ yếu tập trung ở các khớp nhưng lupus thì bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể.

1. Điểm khác nhau về triệu chứng của viêm khớp và lupus

1.1 Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở ngón tay, bàn tay và bàn chân. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở cổ tay, khuỷu tay và các bộ phận cơ thể khác. Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng ở các khớp khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Nhưng chúng thường đối xứng. Điều đó có nghĩa là nếu các khớp ở tay phải bị đau hoặc cảm thấy cứng thì người bệnh cũng sẽ nhận thấy triệu chứng này ở tay trái.

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp đôi khi xuất hiện chậm đến mức người bệnh không thể nhận ra dấu hiệu bất thường. Hầu hết người bệnh có thời điểm các triệu chứng trở lên nặng hơn và bùng lên từng cơn (flares). Khi các không có triệu chứng thì bệnh được gọi là thuyên giảm. Một số dấu hiệu và triệu chứng kinh điển của viêm khớp dạng thấp gồm:

  • Đau, sưng và nhạy cảm với đau, thường xuất hiện ở nhiều hơn một khớp
  • Cứng khớp, khiến người bệnh khó cử động hay xuất hiện vào buổi sáng
  • Khớp bị biến dạng, triệu chứng này thường xảy ra nhiều sau nhiều năm mắc bệnh

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như:

  • Khô mắt và khô miệng
  • Các nốt thấp hoặc cục u dưới da gần khớp nhưng thường không đau
  • Khó thở và đau ngực
  • Đôi khi mệt mỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra và chỉ xảy ra khi người bệnh không có đủ hồng cầu hay còn gọi là thiếu máu
  • Giảm cân
  • Tê và ngứa ran trong tay

1.2 Bệnh Lupus

Bệnh lupus có thể xuất hiện chậm hoặc đột ngột và từ mức độ nhẹ đến nặng. Cũng giống như viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus cũng xen kẽ giữa các giai đoạn bùng phát và thuyên giảm.

Khi lupus ảnh hưởng đến khớp, các triệu chứng có thể gần giống như người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp như đau, cứng và sưng. Thông thường, viêm khớp ở người bệnh lupus không nặng như người bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, người bệnh lupus cũng có thể có các triệu chứng phổ biến khác giống với viêm khớp dạng thấp như sốt nhẹ, sụt cân và khô mắt.

Lupus có thể kích hoạt một số triệu chứng đặc trưng của bệnh này như: phát ban hình cánh bướm (Malar rash) dọc trên má và mũi, đau đầu và các vấn đề khác về thận.

Có tiền sử bệnh bệnh lupus ban đỏ kèm đau bụng là do đâu?
Phát ban hình cánh bướm (Malar rash) dọc trên má và mũi là dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ

2. Khác nhau về chẩn đoán

2.1 Bệnh viêm khớp dạng thấp

Không có xét nghiệm tiêu chuẩn nào khẳng định người bệnh bị viêm khớp dạng thấp hay lupus. Thay vào đó, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử gia đình, kiểm tra thể chất và chỉ định một số xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

Trong quá trình khám thể chất, bác sĩ sẽ sờ các khớp của người bệnh để xem liệu sưng hay cảm thấy cứng không. Nếu có, điều đó có thể có nghĩa là bị viêm khớp (osteoarthritis), tuy nhiên sưng do viêm khớp dạng thấp có xu hướng mềm hơn.

Nếu các xét nghiệm cho thấy người bệnh có một kháng thể gọi kháng thể kháng-CCP (Anti cyclic citrullinated peptide antibodies) thì người bệnh đó rất có thể đã mắc viêm khớp dạng thấp. Nếu xét nghiệm khác phát hiện protein hệ thống miễn dịch gọi là yếu tố thấp khớp (RF), thì khả năng 80% người bệnh có thể mắc viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh viêm nhiễm khác.

X-quang, siêu âm và các xét nghiệm hình ảnh khác có thể phát hiện tổn thương ở khớp, nhưng dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi người bệnh bị viêm khớp dạng thấp trong một thời gian dài.

2.2 Bệnh Lupus

Lupus khó chẩn đoán hơn so với viêm khớp dạng thấp. Đôi khi có thể mất nhiều năm để xác nhận người bệnh có mắc lupus hay không. Bác sĩ sẽ khám và kiểm tra máu và chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tìm kiếm 11 triệu chứng cụ thể của bệnh lupus, nếu có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây, người bệnh có thể đã mắc lupus:

  • Phát ban hình cánh bướm trên má và mũi
  • Xuất hiện các mảng đỏ trên da
  • Phát ban trên da do ánh sáng mặt trời
  • Loét trong miệng hoặc mũi thường không đau
  • Viêm khớp, xuất hiện ở ít nhất hai khớp kèm với đau hoặc sưng
  • Viêm niêm mạc quanh tim hoặc phổi hoặc cả hai
  • Động kinh hoặc rối loạn tâm thần, chẳng hạn như ảo tưởng hoặc ảo giác, hoặc cả hai
  • Các vấn đề về thận, chẳng hạn như quá nhiều protein trong nước tiểu
  • Rối loạn máu, bao gồm giảm số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu
  • Rối loạn miễn dịch
  • Xét nghiệm dương tính với kháng thể kháng nhân (antinuclear antibodies)

3. Khác nhau về điều trị

Thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng phổ biến để điều trị trật khớp háng
Không có cách chữa trị hoàn toàn cho viêm khớp dạng thấp và lupus mà bệnh nhân sẽ được dùng thuốc để làm giảm bớt các triệu chứng

3.1 Bệnh viêm khớp dạng thấp

Không có cách chữa trị hoàn toàn cho viêm khớp dạng thấp và lupus. Đối với viêm khớp dạng thấp, hầu hết các bác sĩ sẽ bắt đầu với các loại thuốc ở liều thấp để làm giảm các triệu chứng. Đây có thể là cả thuốc kê đơn hoặc thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve).

Các loại thuốc khác có thể làm chậm tiến triển của viêm khớp dạng thấp:

  • Corticosteroid, giúp kiểm soát viêm.
  • DMARDs, như methotrexate (Trexall) và sulfasalazine (Azulfidine). Nhóm thuốc này làm giảm hệ thống miễn dịch của người bệnh nên có thể ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công vào các khớp.
  • Thuốc sinh học nhắm vào các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch. Ví dụ bao gồm adalimumab (Humira) và etanercept (Enbrel).

Tập thể dục nhẹ như đi bộ hoặc tập yoga có thể giúp giảm đau khi các triệu chứng không nặng. Nghỉ ngơi sẽ tốt hơn khi người bệnh đang giai đoạn bùng phát. Nếu người bệnh bị tổn thương khớp nhiều, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp hoặc nối các khớp lại với nhau.

3.2 Bệnh Lupus

Phương pháp điều trị bệnh lupus có thể khác nhau giữa các người bệnh. Nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể điều trị lupus. NSAID có thể là thuốc đầu tiên người bệnh sử dụng nếu các triệu chứng viêm khớp là vấn đề chính của người bệnh lupus. Cuối cùng, bạn có thể sẽ sử dụng phối hợp các liệu pháp khác nhau cùng một lúc.

Các loại thuốc được chấp nhận sử dụng cho bệnh lupus bao gồm corticosteroid. Đây là những loại thuốc mạnh và người bệnh nên dùng liều thấp nhất mà đủ hiệu lực làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc hydroxychloroquine (Plaquenil), đây là một loại thuốc chống sốt rét. Các lựa chọn khác như chloroquine, thường được sử dụng để điều trị sốt rét và belimumab (Benlysta), một loại thuốc sinh học tác động đến hệ thống miễn dịch.

Bác sĩ cũng có thể cho người bệnh dùng thử các loại thuốc được sử dụng cho viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như DMARD. Với bệnh lupus, người bệnh cần phải cân bằng giữa nghỉ ngơi, tập thể dục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan