Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Bệnh ung thư dạ dày là loại ung thư tiêu hóa thường gặp nhất ở cả nam và nữ. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính khoảng 26.560 nam giới và 11.180 nữ giới mắc mới ung thư dạ dày năm 2021. Tại Việt Nam, năm 2018 ghi nhận 17.527 trường hợp mắc mới ung thư dạ dày và khiến 15.065 người tử vong vì bệnh này. Bệnh nhân ung thư dạ dày thường gặp sau độ tuổi 50, tuy nhiên thời gian gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa, điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu ung thư dạ dày có di truyền không?

1. Yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày

Hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng kết luận nguyên nhân thực sự của ung thư dạ dày là gì, tuy nhiên các nghiên cứu đã nhận thấy mối liên quan của ung thư dạ dày với một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Các tổn thương tiền ung thư dạ dày: Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, sau đó các tế bào có thể biến đổi dị sản, rối loạn sản diễn tiến từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài có thể gây ra ung thư dạ dày.
  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Vi khuẩn HP là nguyên nhân của viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư. Không phải ai nhiễm HP cũng đều phát triển thành ung thư dạ dày, tuy nhiên viêm dạ dày do HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt: Thói quen ăn các loại thức ăn chứa nitrat như thực phẩm ướp muối, thịt hun khói, thịt nướng,.. cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Béo phì: Người béo phì có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường.
  • Yếu tố gia đình: Người có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột) mắc ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người không có tiền sử gia đình liên quan ung thư dạ dày.

2. Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Tỷ lệ ung thư dạ dày ở độ tuổi trẻ tăng lên khiến nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu ung thư dạ dày có di truyền không, ung thư dạ dày có di truyền từ mẹ sang con? Với tốc độ gia tăng ung thư dạ dày qua từng năm cũng khiến một câu hỏi được đặt ra là ung thư dạ dày có lây không. Thực ra chỉ có khoảng 5-10% ung thư nói chung có di truyền. Các đột biến di truyền (đột biến dòng mầm, đột biến germline) phát sinh từ tế bào mầm. Sau khi phân chia, các đột biến này tồn tại trong mọi tế bào của cơ thể và có khả năng di truyền cho thế hệ sau với xác suất 50%. Còn đột biến mắc phải chỉ xảy ra ở một hoặc một số tế bào nhất định sau khi phơi nhiễm, gây ra bệnh lý tại cơ quan đó, đột biến này không có tính chất di truyền.

Khoảng 20 loại ung thư đã được phát hiện có tính di truyền trong gia đình, trong đó có ung thư dạ dày. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, không phải ai mắc ung thư dạ dày cũng đều mang các rối loạn đột biến hay di truyền cho thế hệ sau. Khoảng 10% trường hợp ung thư dạ dày có yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã tìm thấy một số đột biến hay liên quan với ung thư dạ dày có thể di truyền cho thế hệ sau:

  • Gene APC: Đây là gen ức chế khối u nằm trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 5. Người ta nhận thấy sự bất hoạt của gene APC có thể là khởi đầu cho quá trình sinh ung thư. Sự mất mát thường xuyên dị hợp trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 5 này đã được phát hiện trong ung thư biểu mô dạ dày.
  • Gen BMPR1A: Người mang đột biến gen BMPR type 1A liên quan đến hội chứng Polposis vị thành niên (JPS), mà JPS lại làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, trong đó có bệnh ung thư dạ dày.
  • Đột biến gen CDH1: Đây là đột biến dòng mầm phổ biến nhất đã được phát hiện trong ung thư dạ dày. Đột biến CDH1 làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày lên đến 70 - 80% trong suốt cuộc đời.
  • Đột biến gen BRCA1, BRCA2: Những người mang đột biến BRCA1, BRCA2 ngoài nguy cơ ung thư vú, còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Đột biến gen EPCAM: Gen EPCAM là gen mã hóa kháng nguyên có liên quan đến ung thư biểu mô.
  • Một số đột biến gen khác như đột biến gen MLH1, MSH2, MSH6, đột biến gen PMS2, đột biến gen SMAD4, đột biến gen STK11,... cũng có mối liên quan với ung thư dạ dày.

Ngoài ra, một số hội chứng di truyền cũng đã được đề cập liên quan đến ung thư dạ dày, có thể kể đến:

  • Hội chứng Lynch: Hội chứng Lynch thường được biết đến như một nguy cơ ung thư đại trực tràng, bên cạnh đó người mắc hội chứng Lynch còn liên quan với nguy cơ ung thư dạ dày và nhiều bệnh ung thư khác khi còn trẻ. Nguyên nhân của hội chứng Lynch có thể xuất phát từ các đột biến gen MLH3, MSH6, TGFBR2, PMS1 và PMS2.
  • Hội chứng FAP: Khiếm khuyết gen APC là nguyên nhân của hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (hội chứng FAP), đặc trưng bởi đa polyp tuyến đại tràng, hội chứng FAP còn làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Hội chứng Peutz – Jeghers: Đột biến gen STK11 là nguyên nhân của hội chứng Peutz – Jeghers, biểu hiện nhiều polyp, u lành tính ở đường tiêu hóa, và có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở những người mắc hội chứng này.
  • Hội chứng Li – Fraumeni: Đột biến gen TP53 dẫn đến hội chứng Li – Fraumeni làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày khi còn trẻ.

3. Tầm soát ung thư dạ dày

Những đối tượng sau nên tầm soát ung thư dạ dày sớm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

  • Người trên 50 tuổi.
  • Người có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) mắc ung thư dạ dày hay ung thư đường tiêu hóa khác.
  • Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính, người nhiễm vi khuẩn HP.
  • Người có thói quen ăn nhiều thực phẩm ướp muối, thực phẩm bảo quản kém chất lượng, đồ nướng.
  • Người hút thuốc lá nhiều, người uống nhiều rượu bia.
  • Người có các triệu chứng đường tiêu hóa: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, đi cầu phân đen,...

Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe giúp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm gen và các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe, khách hàng sẽ được:

  • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ;
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu mang nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm;
  • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác;
  • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa bệnh.

Với hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu, kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị của người bệnh tại Vinmec trở nên nhanh chóng với hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư dạ dày

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan