Công dụng thuốc Abecma

Liệu pháp tế bào T tự thân là một phương pháp hiện đại trong điều trị ung thư. Liệu pháp này được áp dụng trong thuốc Abecma. Vậy Abecma là thuốc gì và chỉ định như thế nào?

1. Abecma là thuốc gì? Công dụng thuốc Abecma

Thuốc Abecma là một phương pháp điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tế bào T tự thân để tấn công tế bào ác tính có biểu hiện kháng nguyên trưởng thành tế bào B (BCMA). Tế bào T, một phần của hệ thống miễn dịch, được tách khỏi cơ thể bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch bằng một quá trình gọi là điện di bạch cầu. Trong phòng thí nghiệm, một thụ thể kháng nguyên chimeric (Chimeric Antigen Receptor) được gắn lên các tế bào T của bệnh nhân sau điện di. Sau đó chúng được đưa trở lại cơ thể của bệnh nhân. CAR cung cấp cho các tế bào T khả năng xác định, tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư.

2. Cách dùng thuốc Abecma

Abecma thuốc biệt dược sử dụng bằng cách truyền truyền tĩnh mạch (IV) với liều lượng được cá nhân hóa cho từng người bệnh. Bệnh nhân ung thư có thể được hóa trị thời gian trước đó để cơ thể sẵn sàng cho việc sử dụng thuốc Abecma. Trước khi truyền thuốc Abecma, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại thuốc, bao gồm Acetaminophen và kháng histamin H1 như Diphenhydramine. Đồng thời người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ sau khi sử dụng thuốc Abecma.

Các loại virus tiềm ẩn trong cơ thể có thể bùng phát trở lại khi điều trị bằng thuốc Abecma. Do đó trước khi dùng thuốc người bệnh cần được tầm soát một số virus nguy hiểm, bao gồm viêm gan B, viêm gan C và HIV. Đồng thời người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào.

Người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc phức tạp ít nhất 8 tuần sau khi dùng thuốc Abecma do chế phẩm này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và không thể thực hiện những công việc trên.

Bệnh nhân ung thư không nên hiến máu, hiến mô hoặc cơ quan sau khi sử dụng thuốc Abecma.

Nồng độ thuốc Abecma trong máu có thể khiến kết quả xét nghiệm HIV dương tính giả thông qua một số xét nghiệm thương mại thông thường.

3. Tác dụng phụ của thuốc Abecma

Một số biện pháp kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc Abecma mà người bệnh có thể áp dụng, do đó hãy tham khảo bác sĩ để tìm ra khuyến nghị phù hợp nhất.

Một số tác dụng phụ phổ biến hoặc quan trọng nhất của thuốc Abecma:

  • Hội chứng giải phóng cytokine: Các dấu hiệu của tác dụng này bao gồm sốt cao, huyết áp thấp hơn bình thường, khó thở, buồn nôn và nôn nhiều, tiêu chảy dữ dội, ớn lạnh/run rẩy, đau cơ, đau khớp dữ dội và chảy máu.
  • Độc tính thần kinh: Thuốc Abecma có thể gây ra các vấn đề thần kinh nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng, giảm số lượng bạch cầu: Thuốc Abecma có thể dẫn đến một số bệnh lý nhiễm trùng đe dọa tính mạng, có hoặc không làm giảm số lượng bạch cầu. Bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng các thuốc kháng sinh phù hợp để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giảm số lượng tiểu cầu: Bệnh nhân ung thư cần thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào như chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, tiểu ra máu, đi tiêu phân đen hoặc có máu đỏ. Trường hợp số lượng tiểu cầu quá thấp, bệnh nhân có thể cần phải được truyền tiểu cầu;
  • Số lượng tế bào hồng cầu thấp (thiếu máu): Các tế bào hồng cầu của bệnh nhân có trách nhiệm mang oxy đến các mô trong cơ thể. Khi số lượng hồng cầu thấp, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt. Do đó người bệnh nên bác sĩ biết nếu đột ngột cảm thấy khó thở hoặc đau ngực;
  • Mệt mỏi: Đây là triệu chứng rất phổ biến trong quá trình điều trị ung thư và thường không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Trong thời gian điều trị ung thư bằng thuốc Abecma và cả một khoảng thời gian sau đó, bệnh nhân có thể cần điều chỉnh lịch trình của mình để kiểm soát tình trạng mệt mỏi.
  • Đau cơ hoặc khớp, đau đầu: thuốc Abecma có thể dẫn đến tình trạng đau nhức cơ khớp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân hãy chắc chắn sẽ trao đổi với bác sĩ ung thư nếu phát triển tác dụng phụ này.
  • Tiêu chảy: Bác sĩ có thể khuyến cáo người bệnh sử dụng các thuốc điều trị tiêu chảy.
  • Bất thường về điện giải: thuốc Abecma có thể ảnh hưởng đến nồng độ các chất điện giải trong máu (như phốt phát, canxi...). Mức độ thiếu hụt điện giải sẽ được theo dõi bằng các xét nghiệm máu.
  • Buồn nôn, nôn ói: Trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại thuốc phù hợp để kiểm soát buồn nôn và nôn ói.
  • Liên hệ với bác sĩ điều trị nếu người bệnh không thể truyền dịch liên tục trong hơn 12 giờ hoặc khi cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt bất cứ lúc nào;
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Hệ thống thần kinh trung ương (CNS): Thuốc Abecma có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số tác dụng phụ là bệnh não (bệnh lý hoặc tổn thương não làm thay đổi cách thức hoạt động của não), mất ngôn ngữ (không thể hiểu hoặc diễn đạt lời nói), run (cử động run không tự chủ, đặc biệt là tay và chân), buồn ngủ, cảm thấy lo lắng, đau đầu, chóng mặt và suy nhược.
  • Phù ngoại vi: Là tình trạng sưng tay chân do giữ nước, bao gồm phù bàn tay, cánh tay, chân, mắt cá chân và bàn chân. Đôi khi phù dẫn đến nhiều khó chịu, do đó bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ nếu đang gặp phải bất kỳ tình trạng phù mới hoặc phù nghiêm trọng hơn.

Một số tác dụng phụ quan trọng ít gặp hơn của thuốc Abecma có thể bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng
  • Giảm nồng độ globulin miễn dịch
  • Hội chứng thực bào và hội chứng kích hoạt đại thực bào
  • Ung thư thứ phát
  • Bà mẹ mang thai sử dụng thuốc Abecma có thể gây dị tật bẩm sinh. Đồng thời, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú trong khi dùng thuốc Abecma.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: oncolink.org

47 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan