“Nhược cơ” là bệnh tự miễn, thông thường, bệnh sẽ đi cùng với những bất thường tại tuyến ức. Nếu cơ thể có triệu chứng mắc phải bệnh nhược cơ, sẽ sinh ra một loại có xu hướng tự kháng thể lại Ach, khiến cho số lượng chất này trong cơ thể bị suy giảm, đồng thời khiến giảm đi sự đáp ứng của những thụ thể Ach tại vị trí màng synap.
1. Bệnh nhược cơ là gì?
Bệnh nhược cơ còn có tên gọi là Myasthenia gravis, đây chính là một căn bệnh tự miễn dịch điển hình, gây ra những rối loạn dẫn truyền tại những điểm nối quan trọng của thần kinh- cơ (neuromuscular junction), khiến suy giảm các chức năng hoạt động của cơ. Thông thường, những xung đột từ hệ thần kinh trong cơ thể đến với các cơ để đảm bảo cho cơ hoạt động sẽ dựa trên một chất chuyên dẫn chuyền thần kinh có tên gọi là acetylcholine (Ach).
Nếu cơ thể có triệu chứng mắc phải bệnh nhược cơ, sẽ sinh ra một loại có xu hướng tự kháng thể lại Ach, khiến cho số lượng chất này trong cơ thể bị suy giảm, đồng thời khiến giảm đi sự đáp ứng của những thụ thể Ach tại vị trí màng synap. Điều này sẽ để lại những hậu quả như suy giảm hoặc bị mất đi sự dẫn truyền của các xung thần kinh từ những đầu mút thần kinh cho đến màng hậu synap thần kinh cơ, gây ra hiện tượng yếu cơ, liệt cơ.
Ngoài ra, những người mắc phải bệnh nhược cơ cũng có thể do nguyên nhân chính là tuyến ức đã phát triển quá mạnh, và tự sản sinh ra được những kháng thể chống lại được Ach, khiến cho cơ thể của người bệnh trở nên quá mẫn cảm với các u tuyến ức.
2. Những dấu hiệu điển hình của bệnh nhược cơ
Ngày này, bệnh nhược cơ có thể xảy ra tại bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở nam giới hơn 50 tuổi, và phụ nữ dưới 40 tuổi hoặc từ 70 tuổi trở lên. Tổng số người bị mắc bệnh nhược cơ chỉ chiếm khoảng 0,5/100.000 dân số, tuy nhiên bệnh nhân thường nhập viện khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, dẫn đến bị khó thở, hoặc suy hô hấp và nhanh chóng tử vong sau đó.
Căn bệnh này thường phát triển âm thầm trong cơ thể của người bệnh với những triệu chứng ban đầu chỉ thoáng qua, chỉ có một số trường hợp hiếm gặp thì bệnh tiến triển rất nhanh đến giai đoạn cuối. Ngoài ra, bệnh có thể bị khởi phát sau một khoảng thời gian người bệnh bị stress hoặc mắc những bệnh nhiễm trùng (đa số là nhiễm trùng hô hấp), hoặc trong thời gian mang thai, hay khi đang thực hiện gây mê.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh nhược cơ chính là bệnh nhân bị suy yếu cơ, cơ thể người bệnh bị yếu đi một cơ hoặc là tất cả các cơ trong cơ thể. Và những biểu hiện lâm sàng đầu tiên của bệnh nhược cơ thường tập trung tại các cơ của mắt, cơ mặt, cơ cổ, cơ nhai. Nếu người bệnh phát triển đến giai đoạn cuối thì tất cả cơ trong cơ thể đều đã chịu tổn thương.
Thống kê cho thấy, khoảng 85% người bệnh khi bị nhược cơ dẫn đến tổn thương những cơ vận động nhãn cầu, gây ra tình trạng sụp mí mắt. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị nhược cơ có thể kèm theo triệu chứng song thị (nhìn đôi).
Thông thường, chỉ có khoảng 5 - 10% những bệnh nhân đang trong giai đoạn khởi bệnh và 80% người bệnh thuộc giai đoạn bệnh đang phát triển của bệnh sẽ bị tổn thương các cơ trên mặt. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy việc nhai buốt vô cùng khó khăn, cảm giác khó nuột tại vị trí cổ họng. Nếu bệnh tiến triển đến những giai đoạn sau thì tất cả các cơ đều bị suy nhược, bao gồm cơ liên sườn, cơ hoành, cơ thành bụng. Tình trạng hoạt động của các cơ sẽ suy yếu dần và đau đớn hơn vào cuối ngày hoặc sau khi vận động mạnh. Trong giai đoạn điển hình nhất thì bệnh nhân thậm chí không thể nhấc tay, chân, chỉ có thể ngồi để thở.
3. Phương pháp điều trị bệnh nhược cơ tự miễn
Tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bệnh nhược cơ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và những xét nghiệm cần thiết như:
- Thử nghiệm Prostigmin: Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc kháng men Cholinesterase giúp cho những phân tử Ach chậm sẽ bị phân hủy, khiến cho các cơ có thể hoạt động trở lại. Thử nghiệm này sẽ cho kết quả dương tính nếu như những triệu chứng của nhược cơ đang giảm đi rõ rệt.
- Ghi điện cơ: Điện thế hoạt động của các cơ dễ dàng đáp ứng giảm dần đối với những kích thích của dây thần kinh và lặp đi lặp lại.
- Chụp CT và MRI: Nhằm xác định hình thái, và tính chất tổn thương của các tuyến ức, mối tương quan giải phẫu với những cơ quan khác trong trung thất.
- Soi trung thất, sinh thiết: Hỗ trợ xác định bản chất của các tổn thương tuyến ức.
- Xét nghiệm tìm những tự kháng thể kháng Achr: Đây là xét nghiệm mang lại giá trị cao trong quá trình chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh.
4. Phương pháp điều trị bệnh nhược cơ
Để điều trị bệnh nhược cơ tự miễn, các bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp khác nhau một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất với tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Có những phương pháp điều trị chính như sau:
- Thuốc kháng Cholinesterase: Neostigmine, Prostigmin, Mytelase, Mestinon...
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Azathioprine (Imuran), Corticoid, Cyclosporine...
- Tách huyết tương (Plasmapheresis)
- Mổ cắt bỏ u và tuyến ức
Tóm lại, nếu mắc phải bệnh nhược cơ tự miễn, bệnh nhân nên hết sức chú ý đến những yếu tố có thể khiến cho tình trạng của bệnh trở nên nặng hơn. Phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, đồng thời phòng tránh những bệnh nhiễm khuẩn (hầu họng, răng miệng) khi đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tránh các stress về tinh thần, không nên làm việc quá cao hoặc với cường độ liên tục có thể gây tổn hại đến các cơ.
Người bệnh không nên sử dụng bất kỳ thuốc nào có thể gây yếu cơ như thuốc giãn cơ, an thần gây ngủ,... Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu ban đầu nào của bệnh nhược cơ tự miễn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.