Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ sau tiêm chủng

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Sau khi tiêm vắc-xin, trẻ có thể có những phản ứng không mong muốn xảy ra. Để bảo vệ an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ cần biết quy trình theo dõi và chăm sóc sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

1. Theo dõi trẻ sơ sinh sau tiêm chủng

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ cần lưu lại 30 phút tại địa điểm tiêm phòng để được theo dõi và kịp thời xử lý các phản ứng bất thường sau tiêm (nếu có).

Trẻ có thể có một số phản ứng sau tiêm thường gặp như:

  • Đau và sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm;
  • Quấy khóc, bú kém;
  • Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C).

Những phản ứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng 24 giờ sau tiêm nhưng vẫn cần được lưu ý theo dõi thêm ngay cả khi trẻ đã về nhà. Việc theo dõi thân nhiệt trẻ sơ sinh sau tiêm chủng và để ý các dấu hiệu liên quan sẽ giúp nhận diện các bất thường ở trẻ và đưa ra cách thức xử lý phù hợp.


Quấy khóc và sốt nhẹ là triệu chứng bình thường của trẻ sau khi tiêm
Quấy khóc và sốt nhẹ là triệu chứng bình thường của trẻ sau khi tiêm

2. Chăm sóc trẻ sau tiêm tại nhà

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, không chỉ theo dõi 30 phút đầu tại địa điểm tiêm chủng, gia đình cần tiếp tục theo dõi trẻ 1-2 ngày sau khi tiêm phòng về các phương diện:

  • Theo dõi thân nhiệt trẻ sơ sinh sau tiêm chủng;
  • Theo dõi nhịp thở của trẻ sau tiêm chủng;
  • Biểu hiện tinh thần, mức độ tỉnh táo;
  • Tình trạng ăn, ngủ, ở;
  • Quan sát dấu hiệu toàn thân và phản ứng tại chỗ tiêm (sưng, mẩn đỏ, phát ban...).

Các lưu ý trong việc chăm sóc sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh:

  • Chú ý quan sát trẻ thường xuyên và tránh không chạm, đè vào chỗ tiêm. Không chườm đắp, bôi bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
  • Nếu trẻ sốt thì kẹp nhiệt độ và thường xuyên theo dõi 2-4 giờ/lần, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu trẻ có thêm các dấu hiệu bất thường như: sốt cao trên 29 độ C, co giật, khó thở, tím tái, quấy khóc kéo dài, bú kém, phát ban, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, thở nhanh, ngắt quãng, khò khè thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.
  • Các phản ứng nặng như sốc phản vệ, sốt co giật thường hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên các phản ứng này vẫn cần được theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế có chuyên môn.
  • Nếu cha mẹ cảm thấy không yên tâm về những phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có thể đến gặp các bác sĩ, cán bộ y tế để được tư vấn và hỗ trợ thêm về cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

Cha mẹ nên chuẩn bị kiến thức về cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Cha mẹ nên chuẩn bị kiến thức về cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, vì sức khỏe của con mình các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch tiêm phòng. Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần chú ý theo dõi chăm sóc trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để khám và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tốt khi tiêm chủng. 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe