Tìm hiểu về u nang hoạt dịch khoeo chân

U nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay còn được gọi với tên khác là u nang baker. Đây là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tích tụ của dịch khớp hay còn gọi là hoạt dịch, từ đó hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Khối u này dẫn đến đầu gối của người bệnh phình lên kèm theo đau thắt.

1. Bệnh u nang hoạt dịch khoeo chân là bệnh gì?

U nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay còn được gọi với tên khác là u nang baker. Đây là tình trạng bệnh lý thường được mô tả là do sự xuất hiện của dịch khớp hay hoạt dịch, từ đó hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Trong khi đó, hoạt dịch có vai trò bôi trơn và nuôi dưỡng khớp. Tuy nhiên, nếu dịch khớp bị tích tụ quá nhiều có thể tạo điều kiện để vùng phía sau của đầu gối xuất hiện những khối u lành tính. Hiện tượng này sẽ khiến đầu gối của người mắc xuất hiện cảm giác đau thắt và phình to.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh u nang hoạt dịch vùng khoeo chân là những người mắc các bệnh lý liên quan đến khớp xương. Cụ thể như bị viêm khớp dạng thấp, gãy xương, đứt dây chằng, viêm cơ, viêm xương, viêm khớp nguyên nhân do bệnh gout, vùng gối bị chấn thương làm cho sụn rách,... Tình trạng u nang hoạt dịch vùng khoeo chân không gây nguy hại đến tính mạng người mắc và không có nguy cơ diễn tiến thành ung thư.

Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị để ngăn chặn sự tích tụ của hoạt dịch sẽ khiến kích thước nang ngày một lớn hơn kèm theo cảm giác căng tức. Điều này cũng khiến khoeo chân của bạn phải chịu thêm nhiều áp lực và gây ra cảm giác đau nhiều hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh u nang hoạt dịch khoeo chân

  • Bệnh u nang hoạt dịch khoeo chân chủ yếu có nguyên nhân do khớp gối chịu sự chấn thương hay thương tổn lặp đi lặp lại nhiều lần khi luyện tập thể chất mà không khởi động tốt hoặc nguyên nhân do tính chất công việc phải cử động khớp gối nhiều lần khiến cho bao khớp lỏng lẻo.
  • Do bao hoạt dịch bị kích thích gây ra tình trạng tăng tiết dịch như trong một số bệnh lý thoái hóa khớp, tràn dịch hay bị nhiễm trùng vùng khớp gối. Khi bạn mắc các bệnh lý này thì dịch khớp thoát ra gây ra hiện tượng thoát vị với dấu hiệu là xuất hiện các khối u.

3. Triệu chứng bệnh u nang hoạt dịch khoeo chân

Theo một số nghiên cứu cho thấy, không phải ai mắc phải bệnh u nang hoạt dịch khoeo chân đều có các dấu hiệu cụ thể. Những dấu hiệu của bệnh có thể diễn tiến một cách rất mờ nhạt. Vì vậy, việc nhận biết và phát hiện bệnh thường gặp nhiều khó khăn. Trong đó, một số dấu hiệu triệu chứng được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh bao gồm:

  • Khớp xương bị tê cứng, mất dần khả năng thực hiện động tác gập đầu gối.Triệu chứng này thường gặp khi tình trạng bệnh đã diễn biến nặng hơn sau khi khối u nang hoạt dịch đã phát triển với kích thước của khối u nang hoạt dịch khoeo chân quá lớn dẫn đến cản trở sự vận động của khớp gối.
  • Sờ nắn hoặc cảm nhận được những khối u dạng hình tròn với kích thước nhỏ tồn tại ở vị trí vùng sau gối. Thể tích của các khối u này có thể tăng hoặc giảm đi hoặc có thể mất hẳn trong tư thế gấp cẳng chân.
  • Kích thước của các khối u nang được thể hiện trên kết quả siêu âm. Qua đó, bác sĩ điều trị sẽ có thể đánh giá mức độ tổn thương ở sụn chêm hoặc sụn khớp do nguyên nhân nào gây ra.
  • Vùng khoeo sau đầu gối căng kèm theo cảm giác đau tức.

4. Chẩn đoán u nang hoạt dịch khoeo chân

4.1. Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh u nang hoạt dịch khoeo chân không rõ ràng. Các triệu chứng để chẩn đoán bệnh như đã liệt kê ở trên bao gồm xuất hiện các khối u nang sẽ dần lớn hơn và dễ dàng nhận thấy vết sưng và cảm thấy căng cứng, đau tức, khó gập hay co chân lại.

4.2. Chẩn đoán dựa vào kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Sử dụng song âm thanh và chụp X-quang vùng khớp gối: nhằm thu thập được những hình ảnh cụ thể nhất ở vùng khoeo chân. Nhờ đó, bác sĩ điều trị có thể đánh giá tình trạng nang hoạt dịch vùng khoeo chân, ước lượng thể tích, kích thước của các khối u nang này.

Ngoài ra, bác sĩ điều trị có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc sử dụng kỹ thuật hình ảnh MRI nhằm chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh nhiễm trùng hay bệnh gout.

5. Các phương pháp điều trị u nang hoạt dịch khoeo chân

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho từng người cụ thể.

  • Trong những trường hợp mắc nang bao hoạt dịch khoeo chân ở giai đoạn đầu với các dấu hiệu lâm sàng của tương đối nhẹ thì bạn nên dành vài ngày để nghỉ ngơi, thư giãn và hồi phục sức khỏe.
  • Trong trường hợp xuất hiện nang bao hoạt dịch khoeo chân đau kèm theo sưng thì bác sĩ thường sử dụng phương pháp sử dụng thanh nẹp để cố định đầu gối. Tác dụng nhằm hạn chế khả năng co duỗi đầu gối quá mức, cố định lại khớp có khối u và giảm đi khả năng phát triển của khối u. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, trị sưng, kháng viêm cũng rất cần thiết.
  • Trường hợp khối u hoạt dịch to kèm theo đau nhức nhiều, chèn ép lên các dây thần kinh, cản trở vận động, sinh hoạt hàng ngày hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên cơ thể thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật mổ u bao hoạt dịch vùng khoeo chân là phương pháp phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao nhằm loại bỏ được hoàn toàn khối u và các triệu chứng còn lại. Sau phẫu thuật thì người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng, hạn chế khả năng tái phát và không gây ảnh hưởng tới chức năng của khớp.
  • Trong trường hợp u hoạt dịch khoeo chân gặp ở trẻ em, người trẻ, khối u nhỏ. Nếu khối nang hoạt dịch to lên, lộ rõ trên nền da, gây cảm giác đau tức, tê bì, chèn ép thì bác sĩ điều trị có thể chỉ định chọc hút dịch trong nang. Tác dụng nhằm làm giảm đi các triệu chứng trên nhưng tỷ lệ tái phát cao.

Tóm lại, u nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay còn được gọi với tên khác là u nang baker. Đây là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tích tụ của dịch khớp hay còn gọi là hoạt dịch, từ đó hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Khối u này dẫn đến đầu gối của người bệnh phình lên kèm theo đau thắt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • zurampic
    Công dụng thuốc Zurampic

    Thuốc Zurampic là một loại thuốc có tác dụng giảm acid uric máu khi tình trạng tăng acid uric máu ở những bệnh nhân bị gút không được kiểm soát tốt khi dùng liệu pháp đơn độc. Cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • zyloprim
    Công dụng thuốc Zyloprim

    Thuốc Zyloprin là thuốc có tác dụng làm giảm acid uric trong máu do giảm sản xuất. Thuốc được dùng trong một số trường hợp tăng acid uric do rối loạn chuyển hoá, thuốc điều trị ung thư hay một ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Điều gì khiến bạn đau chân?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chân bị đau nhức như chấn thương do tập luyện, chơi thể thao, đi giày không đúng cách.... Liệu bạn đã nắm được tất cả những cách bảo vệ đôi chân của mình khỏi ...

    Đọc thêm
  • katrapa
    Công dụng thuốc Katrapa

    Thuốc Katrapa là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid. Thuốc Katrapa thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh gút. Tuy nhiên, ...

    Đọc thêm
  • meyerolac 200
    Công dụng thuốc Meyerolac 200

    Meyerolac 200 chứa thành phần Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout, đau sau nhổ răng, đau hậu phẫu, sau cắt tầng ...

    Đọc thêm