Các nhóm thuốc chống dị ứng thường dùng

Các nhóm thuốc chống dị ứng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và kê đơn, giúp giảm bớt, điều trị các triệu chứng dị ứng khó chịu như nghẹt mũi và sổ mũi. Các nhóm thuốc dị ứng bao gồm corticosteroid, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc kết hợp và các loại khác.

1. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng đã được sử dụng điều trị các triệu chứng dị ứng trong nhiều năm. Thuốc có thể được bào chế dưới dạng thuốc viên, dung dịch, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt kháng histamine không kê đơn có thể làm dịu mắt ngứa đỏ, trong khi thuốc xịt mũi có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm.

Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng - ví dụ như phấn hoa cỏ - nó sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn. Các tế bào hệ thống miễn dịch được gọi là "tế bào mast" giải phóng một chất gọi là histamin, chất này gắn vào các thụ thể trong mạch máu, khiến các mạch máu giãn ra. Histamine cũng liên kết với các thụ thể khác gây đỏ, sưng, ngứa bằng cách ngăn chặn histamine và giữ không liên kết với các thụ thể, thuốc kháng histamine có tác dụng chống dị ứng.

Thuốc kháng histamine H1 thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ bao gồm: Diphenhydramin, Clorpheniramin. Những thuốc kháng histamine H1 thế hệ 2 ít có khả năng gây buồn ngủ hơn: Cetirizine, Desloratadine, Fexofenadine, Levocetirizine, Loratadin nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị.

2. Thuốc thông mũi

Thuốc làm thông mũi thường được kê đơn cùng với thuốc kháng histamine trong điều trị dị ứng. Chúng có thể ở dạng xịt, thuốc nhỏ mắt, dạng dịch hoặc thuốc viên.

Thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt chỉ nên được sử dụng trong vài ngày mỗi đợt vì sử dụng lâu dài có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Khi một phản ứng dị ứng xảy ra, làm sưng nề mô mềm trong mũi khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, tạo ra chất nhầy trong mũi. Các mạch máu trong mắt cũng có thể giãn ra gây đỏ mắt. Thuốc thông mũi hoạt động bằng cách làm co lại các mô và mạch máu bị sưng phù ở mũi, làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, giảm tiết dịch nhầy và mẩn đỏ.

Một số thuốc làm thông mũi có thể gặp: Pseudoephedrine, Phenylephrine, Oxymetazoline. Thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp, khuyến cáo không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp hoặc bệnh tăng nhãn áp. Thuốc thông mũi cũng có thể gây mất ngủ hoặc khó chịu.

3. Thuốc chống dị ứng kết hợp

Một số nhóm thuốc dị ứng có chứa cả thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng dị ứng. Các thuốc chống dị ứng kết hợp này có nhiều tác dụng điều trị, bao gồm ngăn chặn tác dụng của histamine và ngăn tế bào mast giải phóng các hóa chất gây dị ứng khác.

Một số thuốc chống dị ứng kết hợp không kê đơn bao gồm: Cetirizine và Pseudoephedrine, Fexofenadine và Pseudoephedrine, Diphenhydramine và Pseudoephedrine, Loratadine và Pseudoephedrine, Pseudoephedrine/Triprolidine cho viêm mũi dị ứng; naphazoline/pheniramine cho viêm kết mạc dị ứng.

4. Thuốc xịt mũi kháng cholinergic

Thuốc Ipratropium bromide có thể giúp làm giảm chảy nước mũi. Thuốc xịt mũi kháng cholinergic có thể gây khô mũi, dẫn đến chảy máu cam hoặc kích ứng. Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, nghẹt mũi, đau bụng và đau họng.

5. Corticosteroid

Thuốc corticosteroid có thể làm giảm viêm và giảm triệu chứng liên quan đến dị ứng. Thuốc corticosteroid có tác dụng điều trị hắt hơi và ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi do dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.

Steroid toàn thân có sẵn ở nhiều dạng khác nhau: dạng viên hoặc dung dịch cho dị ứng hoặc hen suyễn nghiêm trọng; thuốc hít tác dụng tại chỗ cho bệnh hen suyễn, thuốc xịt mũi tác dụng tại chỗ cho dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, kem bôi cho dị ứng da hoặc thuốc nhỏ mắt cho viêm kết mạc dị ứng. Ngoài sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc chống dị ứng khác.

Steroid có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, đặc biệt là khi dùng trong một thời gian dài. Tác dụng phụ của steroid khi sử dụng đường toàn thân bao gồm: tăng cân, giữ nước, huyết áp cao, ức chế tăng trưởng, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ. Tác dụng phụ của steroid dạng hít có thể bao gồm nhiễm nấm miệng, ho, khàn giọng.

6. Thuốc ổn định tế bào mast

Thuốc ổn định tế bào mast thường được chỉ định trong điều trị viêm mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc ổn định tế bào mast có thể được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt cho bệnh viêm kết mạc dị ứng và thuốc xịt mũi cho các triệu chứng dị ứng mũi. Tương tự như nhiều loại thuốc chống dị ứng khác, có thể mất vài tuần để thuốc phát huy toàn bộ tác dụng.

Thuốc ổn định tế bào mast ngăn chặn việc giải phóng histamine từ tế bào mast (tế bào tạo ra và lưu trữ histamine). Một số loại thuốc này cũng có tác dụng giảm viêm nhưng thông thường chúng không hiệu quả bằng steroid. Một số ví dụ về thuốc ổn định tế bào mast bao gồm: Cromolyn, Lodoxamide-tromethamine, Nedocromil, Pemirolast.

Tác dụng phụ của thuốc ổn định tế bào mast: kích ứng cổ họng, ho hoặc phát ban da đôi khi xảy ra. Thuốc ổn định tế bào mast ở dạng thuốc nhỏ mắt có thể gây bỏng rát, châm chích hoặc mờ mắt.

7. Thuốc kháng Leukotriene

Thuốc kháng leukotriene điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn và dị ứng mũi. Thuốc kháng leukotriene chỉ được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc ức chế leukotriene duy nhất được FDA chấp thuận là montelukast.

Thuốc điều chỉnh leukotriene ngăn chặn tác dụng của leukotriene, hóa chất được sản xuất trong cơ thể để đáp ứng với phản ứng dị ứng. Tác dụng phụ của những loại thuốc này rất hiếm nhưng có thể bao gồm: đau dạ dày, ợ nóng, sốt, nghẹt mũi, ho, phát ban, đau đầu

Một số thuốc đơn giản không kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng, như dung dịch nước muối sinh lý dưới dạng thuốc xịt mũi để giảm nghẹt mũi nhẹ, làm lỏng chất nhầy và ngăn ngừa đóng vảy. Nước mắt nhân tạo, cũng không chứa thuốc, có sẵn để điều trị ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt.

8. Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc chống dị ứng

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc dị ứng hiệu quả nhất và tránh các tác dụng phụ. Ngay cả các loại thuốc dị ứng không kê đơn cũng có tác dụng phụ và một số loại thuốc dị ứng có thể gây ra vấn đề khi kết hợp với các loại thuốc khác.

Điều đặc biệt quan trọng là nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc dị ứng trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Mắc các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, loãng xương hoặc huyết áp cao.
  • Đang dùng các loại thuốc khác.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng ở trẻ em. Trẻ em cần liều lượng thuốc khác nhau hoặc các loại thuốc khác nhau từ người lớn.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng ở người lớn tuổi. Một số loại thuốc dị ứng có thể gây nhầm lẫn, triệu chứng đường tiết niệu hoặc tác dụng phụ bất lợi khác.
  • Đang dùng thuốc chống dị ứng khác nhưng không mang lại hiệu quả hiệu quả điều trị.

Theo dõi các triệu chứng trong thời gian sử dụng thuốc chống dị ứng và liều lượng mà bạn sử dụng. Trong một số trường hợp bạn có thể cần điều trị thử một vài loại thuốc để xác định loại nào hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ gây khó chịu nhất cho bạn.

Trên đây là thông tin về nhóm thuốc chống dị ứng, người bệnh có thể tham khảo và chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

51.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Ternafast
    Công dụng thuốc Ternafast

    Ternafast 60 thuộc nhóm thuốc chống dị ứng thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, mày đay, mẩn ngứa,... Vậy thuốc Ternafast có tác dụng gì, lưu ý khi sử dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Cetalecmin
    Công dụng thuốc Cetalecmin

    Thuốc Cetalecmin được bác sĩ kê đơn sử dụng chủ yếu để điều trị các trường hợp bị dị ứng hay quá mẫn, chẳng hạn như dị ứng da, mắt hoặc rối loạn viêm mắt,... Để đảm bảo an toàn ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Unitadin
    Công dụng thuốc Unitadin

    Unitadin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng trong các trường hợp quá mẫn, có thành phần chính là Loratadine. Thuốc Unitadin được dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng. Thông tin chi tiết về thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Rmekol extra
    Công dụng thuốc Rmekol extra

    Thuốc Rmekol extra là viên nén đa thành phần được sử dụng điều trị triệu chứng cảm cúm, giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Rmekol extra, cũng như đảm bảo ...

    Đọc thêm
  • uống thuốc mỡ máu có hại không
    Công dụng thuốc Depola

    Desloratadine là hoạt chất chuyển hóa chính có tác dụng của thuốc loratadin, đây là một thuốc thuộc nhóm kháng histamin 3 vòng thế hệ 2. Desloratadine ít có tác dụng ức chế thần kinh trung ương hơn thế hệ ...

    Đọc thêm