Công dụng thuốc Antizidin

Thuốc Antizidin được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, có thành phần chính là Ceftazidime. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus, nấm,...

1. Công dụng của thuốc Antizidin

Antizidin là thuốc gì? 1 lọ thuốc Antizidin gồm 1g Ceftazidime và 10ml nước cất. Ceftazidime là thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3. Thuốc Ceftazidime có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các enzyme tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Loại thuốc này bền vững với hầu hết các beta - lactamase của vi khuẩn (trừ enzyme của Bacteroides). Ceftazidime cũng nhạy cảm với nhiều vi khuẩn gram âm đã kháng aminoglycosid và các vi khuẩn gram dương đã kháng ampicillin hay các cephalosporin khác.

Chỉ định sử dụng thuốc Antizidin:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới;
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da;
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (biến chứng hoặc chưa biến chứng);
  • Điều trị nhiễm khuẩn xương và khớp;
  • Điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa;
  • Điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng;
  • Điều trị nhiễm khuẩn hệ thống thần kinh trung ương (gồm cả viêm màng não).

Chống chỉ định sử dụng thuốc Antizidin:

  • Bệnh nhân có tiền sử bị sốc khi dùng thuốc;
  • Người quá mẫn với các kháng sinh nhóm cephalosporin.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Antizidin

Cách dùng: Tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp sâu. Thông thường, bác sĩ tiêm vào góc phần tư phía trên của mông hoặc vị trí phần bên của bắp đùi.

Cách pha dung dịch tiêm truyền:

  • Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc Ceftazidime 1g trong 3ml nước cất pha tiêm hoặc với dung dịch lidocain hydroclorid 0,5 % hay 1%;
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc Ceftazidime 1g trong 10ml nước cất pha tiêm hoặc với dung dịch natri clorid 0,9% hay dextrose 5%;
  • Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc trong các dung dịch như trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ là 10 - 20mg/ml (1 - 2g thuốc trong 100ml dung môi).

Liều dùng:

  • Người lớn: Dùng liều 1g mỗi 8 giờ/lần hoặc 2g mỗi 12 giờ/lần, tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch;
  • Bệnh nhân suy gan: Không khuyến nghị điều chỉnh liều dùng thuốc;
  • Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng theo độ thanh thải creatinin. Cụ thể:
    • Độ thanh thải creatinin 31 - 50ml/phút: Dùng liều 1g mỗi 12 giờ/lần;
    • Độ thanh thải creatinin 16 - 30ml/phút: Dùng liều 1g mỗi 24 giờ/lần;
    • Độ thanh thải creatinin 6 - 15ml/phút: Dùng liều 500mg mỗi 24 giờ/lần;
    • Độ thanh thải creatinin < 5ml/phút: Dùng liều 500mg mỗi 48 giờ/lần;
  • Trẻ em: Liều dùng tùy theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo sau:
    • Trẻ sơ sinh 0 - 4 tuần tuổi: Dùng liều 30mg/kg, tiêm tĩnh mạch 12 giờ/lần;
    • Trẻ 1 tháng - 12 tuổi: Dùng liều 30 - 50mg/kg, tiêm tĩnh mạch tối đa 6g/ngày, 8 giờ/lần;
  • Người cao tuổi: Liều thông thường không được vượt quá 3g/ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 70 tuổi.

Quá liều: Tình trạng sử dụng thuốc Ceftazidime quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh gồm bệnh não, co giật và hôn mê. Có thể làm giảm nồng độ của ceftazidime trong huyết thanh bằng cách thẩm phân.

Quên liều: Thuốc Antizidin được sử dụng tại bệnh viện, thực hiện tiêm truyền bởi nhân viên y tế nên hiếm khi xảy ra tình trạng quên liều.

3. Tác dụng phụ của thuốc Antizidin

Khi sử dụng thuốc Antizidin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Sốc: Có thể xảy ra (tuy hiếm gặp). Người bệnh có thể bị loạn xúc giác, thở rít, chóng mặt, vị giác bất thường, ù tai, toát mồ hôi,...;
  • Quá mẫn: Bệnh nhân có thể bị phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa da, chứng đỏ bừng da, ban đỏ dạng sần, phản ứng phản vệ (co thắt phế quản, hạ huyết áp), phù mạch;
  • Da: Ban đỏ, hội chứng Lyell, hội chứng Steven - Johnson;
  • Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, dị cảm, giảm vị giác. Có trường hợp bị run, giật rung cơ, co giật, bệnh não,... ở bệnh nhân suy thận sử dụng thuốc Ceftazidime nhưng không được giảm liều thích hợp;
  • Thận: Suy giảm chức năng thận;
  • Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, tăng tiểu cầu, thiếu máu, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, tăng lympho bào, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng thoáng qua nitơ huyết, ure huyết hoặc creatinin huyết thanh;
  • Gan: Vàng da, tăng AST, ALT, bilirubin, GGT, LDH, g-GTP,...;
  • Dạ dày - ruột: Viêm kết tràng nặng đi kèm với phân có máu của tình trạng viêm đại tràng giả mạc; tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, cảm giác khát;
  • Hô hấp: Viêm phổi kẽ kèm chứng đỏ bừng, khó thở, ho, rối loạn X-quang ngực, tăng bạch cầu ưa eosin và hội chứng PIE;
  • Bội nhiễm: Viêm miệng, nhiễm nấm Candida;
  • Thiếu vitamin: Thiếu vitamin K (giảm prothrombin huyết, có khuynh hướng chảy máu), thiếu vitamin nhóm B (viêm miệng, viêm lưỡi, chán ăn, viêm dây thần kinh);
  • Tác dụng phụ khác: Viêm tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch; đau hoặc viêm sau khi tiêm bắp.

Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc Antizidin, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí thích hợp nhất.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Antizidin

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Antizidin:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Antizidin ở người bị quá mẫn cảm với Ceftazidime, các cephalosporin và các penicillin khác;
  • Có tình trạng xảy ra phản ứng chéo giữa penicilin với Cephalosporin;
  • Khi dùng thuốc Antizidin, người bệnh có thể bị viêm ruột kết giả mạc;
  • Bệnh nhân suy thận cần giảm liều dùng thuốc Antizidin hằng ngày;
  • Nồng độ cao của thuốc Antizidin có thể gây ra cơn co giật, mất thăng bằng, bệnh não và trạng thái kích thích thần kinh cơ;
  • Sử dụng thuốc Ceftazidime có thể làm giảm bớt hoạt tính prothrombin ở bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc suy dinh dưỡng;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Antizidin ở người có tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lỵ;
  • Các thuốc Cephalosporin nói chung, Ceftazidime nói riêng được xem là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu chi tiết trên người mang thai nên chỉ sử dụng thuốc này ở phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết, đã có sự cho phép của bác sĩ;
  • Vì Ceftazidime tiết vào sữa mẹ nên cần cân nhắc nếu dùng thuốc ở bà mẹ đang nuôi con bú;
  • Thuốc Antizidin có thể gây đau đầu, chóng mặt nên cần thận trọng khi sử dụng ở người lái xe, vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Antizidin

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động/điều trị của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Một số tương tác thuốc của Antizidin gồm:

  • Khi sử dụng Ceftazidime (thành phần chính của Antizidin) với aminoglycosid hoặc các thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể tăng nguy cơ gây độc thận;
  • Hoạt lực của Ceftazidime có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời với các tác nhân gây acid uric niệu;
  • Sử dụng kết hợp Ceftazidime với ciprofloxacin làm tăng tác dụng hiệp đồng chống lại Burkholderia cepacia;
  • Kết hợp Ceftazidime và acid clavulanic có thể hiệp đồng tác dụng chống lại một số chủng Bacteroides fragilis đã kháng Ceftazidime khi sử dụng đơn lẻ;
  • Cloramphenicol đối kháng với các kháng sinh beta - lactam, trong đó có Ceftazidime nên cần tránh phối hợp 2 thuốc này khi cần tác dụng diệt khuẩn;
  • Ceftazidime có thể làm giảm hoạt lực của vắc-xin thương hàn;
  • Không được pha thuốc Ceftazidime vào dung dịch natri bicarbonat vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc;
  • Không pha thuốc Ceftazidime vào dung dịch có độ pH trên 7,5;
  • Khi phối hợp Ceftazidime với vancomycin thì cần tiêm riêng để tránh gây kết tủa;
  • Không pha lẫn Ceftazidime với các aminoglycosid (như gentamicin, streptomycin) hoặc metronidazol. Nên tráng rửa cẩn thận các ống thông và bơm kim tiêm bằng dung dịch nước muối (natri clorid 0,9%) giữa các lần dùng 2 loại thuốc này để tránh nguy cơ kết tủa.

Khi được chỉ định sử dụng thuốc Antizidin, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ, phối hợp với mọi hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân nên thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân và các loại thuốc mình đang dùng để có sự điều chỉnh phù hợp. Điều này cũng giúp tránh được nguy cơ tương tác thuốc có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

912 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Amzedil 1000
    Công dụng thuốc Amzedil 1000

    Thuốc Amzedil 1000 được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng phổ biến. Vậy thuốc Amzedil 1000 sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin về tác dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • ceftaject
    Công dụng thuốc Ceftaject

    Thuốc Ceftaject được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn tại đường sinh dục, hô hấp, da, xương khớp, hệ thần kinh trung ương,... Để nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho ...

    Đọc thêm
  • auromitaz 100
    Công dụng thuốc Auromitaz 100

    Thuốc Auromitaz 100 được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Ceftazidime. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vitazidim 0,5g
    Công dụng thuốc Vitazidim 0,5g

    Thuốc Vitazidim 0,5g có thành phần là Ceftazidime và được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Những bệnh nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng đến ngực (viêm phế quản hoặc viêm ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cefatasun
    Công dụng thuốc Cefatasun

    Cefatasun là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, có chứa thành phần chính là Ceftazidime. Thuốc được dùng để điều trị các nhiễm trùng do các nguyên nhân vi khuẩn như nhiễm trùng đường hô hấp dưới, vùng da ...

    Đọc thêm