Công dụng thuốc Bitazid 1g

Thuốc Bitazid được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Ceftazidime. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với Ceftazidime.

1. Thuốc Bitazid 1g có tác dụng gì?

Thuốc Bitazid 1g là thuốc gì? 1 lọ thuốc có thành phần chính là 1g Ceftazidime dưới dạng ceftazidime pentahydrate và các tá dược khác.

Ceftazidime là một kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3. Ceftazidime có công dụng diệt khuẩn do có sự ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc Bitazid bền vững với hầu hết các beta - lactamase của vi khuẩn ngoại trừ enzym của bacteroides. Thuốc Bitazid nhạy cảm với nhiều vi khuẩn gram âm đã kháng aminoglycosid, các cephalosporin và các vi khuẩn gram dương đã kháng ampicillin.

Chỉ định: Thuốc Bitazid 1g có tác dụng gì? Thuốc Bitazid 1g được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới;
  • Điều trị nhiễm trùng vùng da và cấu trúc da;
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm cả đã xảy ra biến chứng và chưa biến chứng;
  • Điều trị nhiễm trùng ổ bụng;
  • Điều trị nhiễm trùng phụ khoa
  • Điều trị nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương (bao gồm cả viêm màng não).

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Bitazid 1g trong các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử bị sốc khi sử dụng thuốc;
  • Người bị dị ứng, quá mẫn với các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Bitazid 1g ở đây cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối. Nghĩa là không vì bất kỳ lý do nào mà chống chỉ định lại có thể linh động trong việc sử dụng thuốc Bitazid 1g được.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Bitazid 1g

Cách dùng và liều dùng thuốc Bitazid 1g người bệnh có thể tham khảo như sau:

Cách dùng:

  • Sử dụng thuốc Bitazid 1g bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu, thông thường sẽ tiêm vào vị trí góc phần tư phía trên của mông hoặc tại phần bên của bắp đùi;
  • Cách thức pha dung dịch tiêm truyền:
    • Dung dịch dùng để tiêm bắp sâu: Pha thuốc Bitazid 1g trong 3ml nước cất pha tiêm hoặc trong dung dịch lidocain hydroclorid 0,5% hoặc 1%;
    • Dung dịch dùng tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc Bitazid 1g trong 10ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch dextrose 5%, hoặc dung dịch natri clorid 0,9%;
    • Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc Bitazid trong các dung dịch như trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ 1 - 2 g thuốc trong 100ml dung môi.

Liều dùng:

  • Liều sử dụng thông thường đối với người lớn là 1g mỗi 8 giờ/lần hay 2g mỗi 12 giờ/lần, dùng đường tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch;
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần phải thay đổi, điều chỉnh liều dùng;
  • Bệnh nhân suy thận: Cần điều chỉnh liều dùng tùy theo mức độ suy thận. Liều dùng gợi ý của Ceftazidime đối với trường hợp bệnh nhân suy thận cụ thể như sau:
    • Độ thanh thải creatinin là 31 - 50ml/phút: Dùng liều 1g, mỗi 12 giờ/lần;
    • Độ thanh thải creatinin là 16 - 30ml/phút: Dùng liều 1g, mỗi 24 giờ/lần;
    • Độ thanh thải creatinin là 6 - 15ml/phút: Dùng liều 500mg, mỗi 24 giờ/lần;
    • Độ thanh thải creatinin dưới 5ml/phút: Dùng liều 500mg mỗi 48 giờ/lần;
  • Liều sử dụng thuốc Bitazid 1g cho bệnh nhân nhi theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn hoặc theo như khuyến cáo dưới đây:
    • Đối với trẻ sơ sinh từ 0 - 4 tuần tuổi: Dùng liều 30mg/kg tiêm tĩnh mạch, 12 giờ/ lần;
    • Đối với trẻ em từ 1 tháng - 12 tuổi: Dùng liều 30 - 50mg/kg tiêm tĩnh mạch, tối đa là 6g/ngày, dùng 8 giờ/lần;
  • Sử dụng thuốc Bitazid ở đối tượng người cao tuổi: Liều dùng thông thường không nên vượt quá mức 3g/ngày, đặc biệt là ở những bệnh nhân trên 70 tuổi.

Do thuốc Bitazid 1g được chỉ định theo đường tiêm truyền tĩnh mạch nên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc tiêm truyền cần được thực hiện tại bệnh viện và có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế. Việc này cũng hạn chế tối đa được việc sử dụng quá liều và quên liều thuốc Bitazid. Người bệnh được chỉ định tiêm truyền cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế.

3. Tác dụng phụ của thuốc Bitazid 1g

Trong quá trình sử dụng thuốc Bitazid 1g, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ tại chỗ như: Sưng tại vị trí tiêm, ngứa phát ban, quá mẫn, tiêu chảy, nôn, đau bụng, buồn nôn. Bệnh nhân hãy báo cho bác sĩ điều trị biết những tác dụng phụ khi dùng thuốc Bitazid, đặc biệt là khi có hiện tượng nặng bất thường.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Bitazid 1g

Một vài lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Bitazid 1g:

  • Chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc Bitazid đối với những người có tiền sử quá mẫn với các penicillin, các cephalosporin và ceftazidime;
  • Có nguy cơ xảy ra phản ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin;
  • Khi dùng thuốc Bitazid, người bệnh có thể bị viêm kết ruột giả mạc nên cần thận trọng;
  • Nên giảm tổng liều sử dụng thuốc Bitazid 1g hàng ngày ở bệnh nhân suy thận;
  • Nồng độ cao của thuốc Bitazid có thể gây ra các cơn co giật, mất thăng bằng, bệnh não và trạng thái kích thích thần kinh cơ;
  • Điều trị với Ceftazidime có thể làm giảm bớt hoạt tính prothrombin ở những người bệnh suy thận, suy gan hay suy dinh dưỡng;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Bitazid 1g ở những người bệnh có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lỵ;
  • Cephalosporin được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ trên đối tượng đang mang thai nên chỉ sử dụng thuốc Bitazid cho đối tượng này chỉ khi thật cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Ceftazidime được bài tiết vào trong sữa nên cần lưu ý cân nhắc sử dụng thuốc Bitazid cho phụ nữ đang cho con bú.

Tóm lại, thuốc Bitazid được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Ceftazidime. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với Ceftazidime. Trong quá trình sử dụng thuốc Bitazid 1g, bệnh nhân hãy thực hiện đúng chuẩn các chỉ định từ phía bác sĩ, nhân viên y tế thực hiện tiêm truyền điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất, hạn chế những tác dụng phụ khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

71 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan