Công dụng thuốc Bifehema

Thuốc Bifehema thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Vậy Bifehema là thuốc gì? Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Bifehema.

1. Thuốc Bifehema có tác dụng gì?

Thuốc Bifehema có thành phần trong mỗi ống 10ml gồm sắt gluconat (tương ứng với Sắt 50mg) hàm lượng 399mg, đồng gluconat (tương đương với Đồng 0,7mg) hàm lượng 5mg, Mangan gluconat (tương đương với Mangan 1,33mg) hàm lượng 10,77mg; được bào chế dưới dạng dung dịch uống và quy cách đóng gói dạng hộp 20 ống x 10ml.

Bifehema được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Điều trị cho những trường hợp thiếu máu do thiếu sắt;
  • Có tác dụng dự phòng thiếu sắt ở phụ nữ đang mang thai, trẻ em và thiếu niên, trẻ đang bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh đôi hoặc có mẹ bị thiếu sắt do cung cấp không đủ hàm lượng cần thiết.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Bifehema

2.1. Liều dùng

Dùng trong điều trị:

  • Đối với người lớn dùng liều 100-200mg sắt/ ngày, khoảng 2-4 ống/ ngày và chia làm nhiều lần trong ngày;
  • Đối với trẻ em trên 1 tháng tuổi dùng liều 5-10 mg sắt/ kg/ ngày.

Dùng để dự phòng: Đối với phụ nữ mang thai dùng liều 50mg sắt/ ngày, tương đương 1 ống/ ngày. Sử dụng trong 6 tháng cuối thai kỳ hoặc bắt đầu dùng từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

2.2.Cách dùng

Có thể pha loãng thuốc với nước lọc hoặc các loại nước không chứa cồn, với trẻ em có thể pha với nước đường. Sử dụng trước các bữa ăn, tuy nhiên căn cứ vào từng bệnh nhân có thể điều chỉnh giờ giấc và liều dùng sao cho phù hợp.

2.3. Thời gian điều trị

  • Đối với phụ nữ, lượng sắt đủ để điều chỉnh sự thiếu máu và hồi phục lại nguồn dự trữ chất sắt là 600mg, ở nam giới là 1200mg.
  • Trường hợp thiếu máu do thiếu sắt cần 3-6 tháng. Điều này phụ thuộc vào lượng suy giảm dự trữ, thời gian lâu hơn nếu nguyên nhân gây thiếu máu không được kiểm soát.
  • Ít nhất sau 3 tháng điều trị cần kiểm tra hiệu quả: Liên quan đến việc khắc phục tình trạng thiếu máu là Hb hoặc VGM và khôi phục lượng sắt dự trữ.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bifehema

3.1. Chống chỉ định

  • Không sử dụng với người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc;
  • Không sử dụng với các trường hợp quá tải chất sắt trong thiếu máu thông thường hoặc thiếu máu tán chất sắt trong bệnh Thalassemia, thiếu máu dai dẳng, thiếu máu do suy tủy và thiếu máu do viêm.

3.2. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Bifehema

  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Buồn nôn, nóng rát dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy, nhuộm màu đen răng, phân có màu đen nhưng không gây ảnh hưởng gì;
  • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Phản ứng dị ứng.

3.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Bifehema như sau:

  • Bifehema không được khuyến cáo trong điều trị thiếu hụt sắt huyết thanh trong hội chứng viêm;
  • Cần kết hợp liệu pháp bổ sung sắt với điều trị nguyên nhân. Thuốc có chứa sucrose, thận trọng trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường. Không khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose và galactose hoặc thiếu hụt men sucrase/isomaltase;
  • Thuốc có chứa glucose, thận trọng trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường. Không khuyến khích sử dụng ở bệnh nhân rối loạn hấp thu glucose và galactose;
  • Vì có glucose và sucrose nên có thể gây hại cho răng trong trường hợp sử dụng kéo dài (tối thiểu là 2 tuần);
  • Thuốc có chứa sorbitol, không khuyến cáo dùng trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp fructose;
  • Thuốc có chứa aspartam: Thận trọng ở bệnh nhân bị phenylceton niệu;
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu uống nhiều trà sẽ làm giảm hấp thu sắt;
  • Để tránh răng bị nhuộm đen (sẽ tự khỏi sau đó), không ngậm lâu dung dịch thuốc trong miệng;
  • Thuốc không tác động đến khả năng lái xe và vận hành máy móc;
  • Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ đang mang thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú cần xem xét sử dụng thuốc nếu cần thiết.

3.4. Tương tác thuốc

Ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin. Ca carbonat, Na carbonate, Mg trisilicat, nước chè. Tetracyclin. Penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, quinolon, hormon giáp, muối Zn có thể gây tương tác với thuốc. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan