Các thuốc điều trị vi khuẩn gram dương

Ngoài những vi khuẩn có lợi hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ... thì có rất nhiều loại vi khuẩn gram dương có hại, gây ra các loại bệnh nhiễm khuẩn. Chính vì vậy mỗi người cần tìm hiểu và biết được các loại thuốc điều trị vi khuẩn gram dương.

1. Tìm hiểu chung về vi khuẩn gram dương

Gram dương là những vi khuẩn có lớp peptidoglycan dày ở trong thành thế bào giúp giữ lại màu tím tinh thể sau khi được nhuộm gram, được gọi là dương tính sau nhuộm gram.

Vi khuẩn gram dương thành tế bào sẽ được cấu tạo bởi các hoạt chất dưới đây:

  • Acid amin: bao gồm acid glutamic, alanin lysin hoặc có thêm cả acid diamino-pimelic. Các chất này tạo thành lớp peptidoglycan dày, có sự liên kết chéo với nhau để tạo thành các thành tế bào vững chắc.
  • Lipid: có rất ít, cấu tạo nên các tế bào chất.
  • Acid teichoic: tạo ra sự bám dính.
  • Ngoài ra, một số loại vi khuẩn gram dương còn có thêm lớp màng nhầy và chứa polysaccharide - là một thành phần quan trọng trong cơ chế sinh độc tố của vi khuẩn gram dương.

2. Các loại thuốc điều trị vi khuẩn gram dương

Dưới đây là một số loại vi khuẩn gram dương và các loại thuốc điều trị tương ứng:

Vi khuẩn Staphylococci:

  • Staphylococcus aureus: gây ra các loại bệnh nhiễm trùng khác nhau lên hệ thống sinh dục, hệ thống da, xương, khớp, đường hô hấp, mắt và hệ tim mạch.
  • Staphylococcus chelermidis: gây ra các loại bệnh nhiễm trùng tim mạch, nhiễm trùng cơ hội có liên quan đến hệ thống miễn dịch khi vật chủ bị suy yếu.
  • Staphylococcus saprophyticus: gây ra các loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thông thường, với các loại vi khuẩn này thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: vancomycin, penicillin, vancomycin, cephalosporin hoặc fluoroquinolones.

Streptococci:

Là loại vi khuẩn có khả năng tạo ra độc tố, gây phá hủy các tế bào hồng cầu, có thể chia làm 3 loại phân biệt:

  • Liên cầu khuẩn tan huyết, hay còn gọi là tan máu bẩm sinh: gây tan máu một phần.
  • Liên cầu khuẩn tan huyết beta, hay còn gọi là haemolytic: gây tan máu toàn phần.
  • Liên cầu khuẩn gamma tan máu, hay còn gọi là haemolytic: không gây tan máu.

Các vi khuẩn này sẽ gây ra một số loại bệnh dưới đây:

  • Streptococcus pyogenes: gây nhiễm trùng cho đường hô hấp, da, xương, khớp, tuyến tiêu hóa, hệ thống tim mạch, khoang màng bụng. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở vật chủ có hệ thống miễn dịch đã bị tổn thương
  • Streptococcus agalactiae: gây nhiễm trùng cho thai nhi và trẻ sơ sinh, nhiễm trùng hệ hô hấp và hệ thần kinh
  • Streptococcus pneumoniae: gây nhiễm trùng cho đường hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, tuyến tiêu hóa, khoang màng bụng và còn gây nhiễm trùng cơ hội liên quan đến việc suy giảm hệ miễn dịch của vật chủ.

Để điều trị các loại bệnh do vi khuẩn này gây ra, thông thường sẽ sử dụng kháng sinh beta-lactam và macrolide

Vi khuẩn Clostridia: gây ra các loại bệnh như:

  • Clostridium difficile: gây ra các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội của đường tiêu hóa, là nguyên nhân chính gây ra viêm đại tràng giả mạc. Với căn bệnh này thường được sử dụng kháng sinh điều trị vi khuẩn gram dương như chloramphenicol, metronidazole, vancomycin hoặc erythromycin.
  • Clostridium tetani: gây ra căn bệnh uốn ván hoặc liệt cứng. Thuốc điều trị vi khuẩn gram dương này là metronidazole hoặc benzylpenicillin hoặc một loại vaccine.
  • Clostridium botulinum: gây ra các triệu chứng ngộ độc hoặc tê liệt.

Vi khuẩn Corinebacteria:

  • Gây ra các loại bệnh như bệnh bạch hầu ở da, bạch hầu ở hô hấp.
  • Các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị vi khuẩn gram dương này là penicillin, clindamycin, cephalosporin và erythromycin hoặc một loại vaccine có sẵn để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng.

Một số loại vi khuẩn gram dương khác:

  • Bacillus anthracis: gây ra các triệu chứng ban đầu của bệnh carbuncle da, phổi và đường tiêu hóa
  • Listeria monocytogenes: gây ra các triệu chứng khởi phát của bệnh viêm não, viêm màng não, viêm màng não và áp xe não.
  • Enterococcus faecium, Enterococcus faecalis: gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu và viêm nội tâm mạc.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho người đọc có thêm được kiến thức về vi khuẩn gram dương và các thuốc điều trị vi khuẩn gram dương. Từ đó trang bị thêm các kỹ năng trong quá trình điều trị bệnh, giúp cho sức khỏe cơ thể sớm trở lại trạng thái bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan