Bệnh ngộ độc thịt: Những điều cần biết ( Phần 3)

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Khương - Bác sĩ truyền nhiễm - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ngộ độc thịt (botulism) gây ra bởi độc tố của Clostridium botulinum và gây ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên. Có thể nhiễm botulism mà không gây bệnh nếu nuốt, tiêm hoặc hít phải độc tố.Triệu chứng bao gồm liệt dây thần kinh sọ đối xứng kèm theo yếu hai bên và liệt mềm mà không có rối loạn cảm giác. Chẩn đoán bằng lâm sàng và xét nghiệm tìm thấy độc tố. Điều trị hỗ trợ và kháng độc tố.

1. Chứng ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh

Chứng ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến trẻ từ 1 tuần tuổi đến 12 tháng tuổi. Hầu hết các trường hợp xảy ra từ 2 đến 8 tháng tuổi, và tuổi khởi phát trung bình là 3 đến 4 tháng. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc sau khi tiêu thụ các bào tử của vi khuẩn, mà sau đó phát triển và nhân lên trong ruột tạo thành độc tố. Nguồn gốc của bệnh ngộ độc trẻ sơ sinh có thể từ mật ong, nhưng nhiều khả năng do tiếp xúc với đất bị ô nhiễm với vi khuẩn. Sự biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh rất khác nhau. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là:

  • Táo bón ( thường là dấu hiệu đầu tiên )
  • Yếu cơ vận động
  • Khóc yếu
  • Khó chịu
  • Nhỏ nước dãi
  • Sụp mi mắt
  • Mệt mỏi
  • Khó bú, khó nuốt
  • Tê liệt...
Bé có thể bỏ bú khi mắc bệnh viêm mũi họng
Trẻ quấy khóc, bỏ bú là một dấu hiệu của ngộ độc thịt

2. Chứng ngộ độc vết thương

Chứng ngộ độc vết thương có khác một chút so với ngộ độc thực phẩm ở một số dấu hiệu lâm sàng như: Chứng ngộ độc thịt do vết thương không có các triệu chứng đường tiêu hóa thường gặp đối với chứng ngộ độc thịt do thực phẩm và có thời gian ủ bệnh lâu hơn, khoảng mười ngày. Ngộ độc vết thương là loại ngộ độc duy nhất thường liên quan đến sốt và tăng bạch cầu. Một nghiên cứu cho thấy gần một nửa số bệnh nhân được kiểm tra có tăng bạch cầu trong quá trình lâm sàng của họ. Sốt và tăng bạch cầu có thể là kết quả của việc đồng thời nhiễm vi khuẩn vào vết thương bởi các loài không do Clostridial.

Thăm dò điện cơ thấy bất thường (điện cơ đồ - Electromyography – EMG) và dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân ngộ độc bao gồm giảm điện thế hoạt động cơ kép và biên độ sóng M, điện thế hoạt động quá mức và phản ứng thay đổi tần số đối với kích thích thần kinh lặp đi lặp lại.

3. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt đối với ngộ độc thực phẩm, vết thương và ngộ độc ruột ở người lớn như sau:

3.1. Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton (LEMS)

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton (LEMS) là một dạng bệnh tự miễn hiếm gặp. Cần loại trừ bằng phương pháp đo điện cơ (EMG) hoặc xét nghiệm máu với mục đích tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể chống lại VGCC (voltage gated calcium channel). Trong trường hợp nhược cơ Lambert-Eaton, các đầu mút dây thần kinh kiểm soát lượng acetylcholine sản sinh trong cơ thể chịu thương tổn nặng nề bởi hệ miễn dịch. Acetylcholine là một hoạt chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm kích hoạt những cơn co thắt cơ bắp, từ đó cho phép cơ thể thực hiện các động tác như đi lại, nhún vai, vẫn tay... Tình trạng tổn thương đầu mút dây thần kinh sẽ dẫn đến thiếu hụt acetylcholine và gây nhược cơ. Mặt khác, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ung thư phổi và nhược cơ Lambert-Eaton là do các tế bào đột biến có khả năng tạo ra protein VGCC (voltage gated calcium channel), đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất acetylcholine. Sự gia tăng bất thường về số lượng VGCC kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể để chống lại.

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton (LEMS)
Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton (LEMS)

3.2. Liệt do ve

Liệt ve là một tình trạng tê liệt hiếm hoi, tiến triển, có thể xảy ra khi nhiễm độc do bọ ve Ixodidae cắn và lưu giữ trong vài ngày. Ở Bắc Mỹ, một số loài bọ ve Dermacentor và Amblyomma gây tê liệt do tiết độc tố thần kinh có trong nước bọt. Chất độc không có trong nước bọt vào giai đoạn đầu của quá trình ăn, do đó, tê liệt chỉ xảy ra khi một con ve đã ăn trong vài ngày hoặc nhiều hơn. Một con ve đơn độc có thể gây tê liệt, đặc biệt là nếu bám vào phía sau của đầu hoặc gần với tủy sống. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm chán ăn, hôn mê, yếu cơ, điều phối kém, nhịp tim chậm và tê liệt. Các dấu hiệu nhược cơ hoặc liệt hô hấp có thể xuất hiện. Chẩn đoán trong trường hợp này dựa trên lâm sàng. Liệt do ve nên được xem xét ở bệnh nhân ở Bắc Mỹ với liệt mềm cấp tính hoặc nhược cơ; ve có thể được tìm thấy trên bề mặt cơ thể và được loại bỏ.

Liệt do ve
Liệt do ve Dermacentor và Amblyomma là một bệnh lý hiếm gặp

3.3. Hội chứng Guillain-Barré

Hội chứng Guillain-Barré là bệnh tự miễn, biểu hiện viêm tại các rễ thần kinh tủy sống và tổn thương mất myelin của các dây thần kinh.

  • Lâm sàng: Bệnh cảnh điển hình là liệt tứ chi (với chân nặng hơn tay) cấp, diễn tiến nhanh, kèm theo mất phản xạ gân cơ. Có thể có liệt dây sọ, thường gặp nhất là liệt dây thần kinh ngoại biên 2 bên.
  • Nguy hiểm nhất là liệt cơ hô hấp. Rối loạn cảm giác nếu có thường kém rầm rộ: dị cảm ngọn chi hoặc giảm cảm giác sâu phân bố kiểu đi găng đi vớ; đau nguồn gốc thần kinh phân bố trong các cơ, tại cột sống; loạn cảm đau hay tăng cảm đau tại các ngọn chi.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: tăng hoặc tụt huyết áp; loạn nhịp tim, ngừng tim. Bệnh thường không có sốt khi khởi phát các triệu chứng thần kinh.
  • Cận lâm sàng: Chọc dò tủy sống:
    Dịch não tủy: Có sự phân ly đạm- tế bào: protein > 0,5g/lít, tế bào < 10/mm3.
  • Điện cơ và dẫn truyền thần kinh: Tổn thương Myelin kéo dài thời gian tiềm tàng ngọn chi và sóng F, giảm tốc hoặc độ dẫn truyền của các dây thần kinh, nghẽn dẫn truyền do mất Myelin từng đoạn.
  • Tổn thương sợi trục: sóng F có thể mất, đáp ứng vận động và cảm giác giảm hoặc mất.

Các xét nghiệm về miễn dịch: Kháng thể Glycolipid như: GQ1b. GM1, GD1a, GalNac-GD1a, GD1b . GT1a. GD1b ...

3.4. Viêm đa cơ

Viêm đa cơ được xếp vào nhóm bệnh tự miễn với tổn thương cơ bản là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân (viêm đa cơ) với biểu hiện đặc trưng của bệnh là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên. Ngoài tổn thương ở cơ hoặc kèm theo da, các bệnh nhân này thường có các triệu chứng ở khớp, phổi. Ngoài ra, có thể ở tim mạch và hệ tiêu hóa...

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tanimoto và cộng sự năm 1995. Tiêu chuẩn này có độ nhạy 98,9% và độ đặc hiệu 95,2%. Chẩn đoán xác định viêm đa cơ khi có ít nhất 4 trong 8 triệu chứng sau:

  • Đau cơ do viêm cơ gây nên hoặc đau tự phát
  • Yếu cơ vùng gốc chi
  • Tăng CK (creatine kinase) trong huyết thanh hoặc aldolase
  • Điện cơ có các biến đổi nguồn gốc cơ: thời gian ngắn, đơn vị vận động nhiều pha với các rung giật tự phát
  • Các bằng chứng của viêm cơ khi sinh thiết cơ: thâm nhiễm cơ vân kèm thoái hóa và hoại tử sợi cơ (thực bào hoạt động, nhân trung tâm hoặc có các bằng chứng hoạt động)
  • Viêm khớp (không hình bào mòn trên X quang, không có hủy khớp) hoặc đau khớp
  • Các triệu chứng toàn thân: Sốt > 370C, CRP tăng hoặc tốc độ máu lắng tăng > 20mm/h bằng phương pháp Westegren.
  • Kháng thể kháng Jo-1 dương tính

Đột quỵ và nhiễm độc kim loại nặng: Nếu cơ thể bị nhiễm độc các kim loại nặng như chì, thạch tín (arsenic), cyanide, thủy ngân (mercury) có thể làm tay chân bị tê rất khó chịu.

Các chẩn đoán ít gặp hơn bao gồm ngộ độc tetrodotoxin và động vật có vỏ: Phơi nhiễm với tetrodotoxin xảy ra sau khi ăn cá nóc hoặc tiếp xúc trực tiếp với bạch tuộc vòng xanh. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là tê cứng miệng, khó nuốt, chứng loạn vận ngôn/nói lắp và các dấu hiệu khác như: Chóng mặt, suýt bất tỉnh do tư thế/bất tỉnh do tư thế, lo lắng, mất phản xạ bảo vệ đường thở.

Viêm đa cơ
Hình ảnh người bệnh bị viêm đa cơ

3.5. Tê liệt liên quan đến kháng sinh

Tác dụng phụ gây tê tay chân của các thuốc như rimifon (một loại thuốc trị lao chủ yếu, còn có tên khác là INH), lithium, nitrofurantoin, cisplatin, hydralazine, amitriptyline, sulfonamides, amiodarone, metronidazole, dapsone, disulfiram, chloramphenicol... đều đã được cảnh báo trước. Các thuốc này được dùng để chữa nhiều bệnh từ lao, nhiễm trùng, phong, mất ngủ, trầm cảm, loạn nhịp tim... Những người nghiện rượu, nhiễm trùng mạn tính, HIV/AIDS, giời leo, phong cùi, ung thư, bệnh suy tuyến giáp... cũng hay có triệu chứng tê tay chân. Người đang tiêm streptomycin (thuốc kháng sinh điều trị lao) cũng có thể gặp phản ứng phụ là tê quanh môi, cảm giác tê như kiến bò trên cơ thể. Đây là phản ứng nhẹ, dễ chẩn đoán và sau một thời gian sẽ hết. Việc chẩn đoán phân biệt ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh được thảo luận riêng.

4. Chẩn đoán bệnh ngộ độc

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

  • Dựa vào bệnh nhân khởi phát cấp tính với các dấu hiệu liệt thần kinh sọ, suy nhược giảm dần đối xứng, đặc biệt khi không có sốt, không rối loạn cảm giác.
  • Ở trẻ sơ sinh, nên nghi ngờ ngộ độc thịt khi khởi phát cấp tính do bú yếu, quấy khóc, lười vận động và táo bón.
  • Phải hỏi kỹ bệnh sử của bệnh nhân.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật? (Phần 1)
Dựa vào những dấu hiệu của trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng bệnh lý

4.2. Dịch tễ

Có tiền sử ăn thức ăn đóng hộp, hay dùng đồ hộp tự chế biến, hoặc nhiều người trong gia đình có biểu hiện như nhau, cùng ăn một loại thức ăn hoặc sử dụng mỹ phẩm có độc tố botulinum hay dùng thuốc tiêm, cũng như trẻ nhỏ dưới 12 tháng có sử dụng mật ong, ...

4.3. Cận lâm sàng

Thăm dò: Điện cơ (EMG) không cần thiết để chẩn đoán nhưng có thể hỗ trợ trong những trường hợp không chắc chắn, vì một số phát hiện nhất định gợi ý đến ngộ độc thịt.

Chẩn đoán xác định:

  • Xác định độc tố trong huyết thanh, phân, chất nôn hoặc nguồn thức ăn nghi ngờ cần từ một đến bốn ngày. Độc tố botulinum có thể được phát hiện trong huyết thanh đến 12 ngày sau khi ăn.
  • Phân lập C. botulinum từ phân, bệnh phẩm vết thương hoặc nguồn thực phẩm nuôi cấy kỵ khí thường mất đến sáu ngày để phát triển và xác định sinh vật.
Điện cơ
Kỹ thuật điện cơ cho phép chẩn đoán hỗ trợ bệnh ngộ độc thịt

5. Điều trị ngộ độc thịt

5.1. Chống độc

Thuốc kháng độc là lựa chọn điều trị chính cho chứng ngộ độc thịt và nên được sử dụng càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán ngộ độc thịt. Nếu lâm sàng điển hình: Bệnh nhân tỉnh táo và có dấu hiệu thần kinh sọ não hai bên kèm yếu cơ đối xứng và các triệu chứng tiến triển, có dịch tễ ăn đồ hộp thì nên dùng thuốc kháng độc càng sớm càng tốt và ngay sau khi làm xét nghiệm xác định. Botulism Antitoxin Heptavalent là thuốc giải duy nhất cho những trường hợp nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum. Hiện nay, Việt Nam chưa có loại này.

Nhiều dạng trị liệu chống độc botulinum có sẵn trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, có hai liệu pháp chống độc tố ngộ độc thịt. Thuốc kháng độc tố gây ngộ độc thịt heptavalent huyết thanh ngựa được sử dụng để điều trị trẻ em trên một tuổi và người lớn; Botulinum immu globulin là Globulin miễn dịch trị bệnh ngộ độc có nguồn gốc từ con người (được gọi là BIG-IV hoặc Baby BIG) có sẵn để sử dụng trong đường tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi được chẩn đoán mắc chứng ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh. BIG-IV nên được dùng càng sớm càng tốt khi bị bệnh.

Năm 2013, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) lần đầu tiên phê duyệt loại thuốc này. Công thức thuốc chứa các đoạn immunoglobulin, Fab và F (ab') 2, có hoạt tính trung hòa cùng lúc 7 loại độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum.

FDA cho biết Botulism Antitoxin Heptavalent được làm từ huyết tương ngựa, được cấp phép dựa trên các thử nghiệm trên động vật. Chúng được tạo ra từ kháng thể ngựa phân mảnh nên ít rủi ro hơn các thuốc giải độc khác. Botulism Antitoxin Heptavalent giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng.

Chế phẩm sinh học này chưa thử nghiệm lâm sàng trên người vì không khả thi và vi phạm đạo đức ngành y. Trước đó, năm 2007, kho kháng sinh quốc gia của Mỹ bổ sung Botulism Antitoxin Heptavalent để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Theo Reuters, Botulism Antitoxin Heptavalent do công ty Winnipeg thuộc Cangene Corp, có trụ sở tại Canada, sản xuất. Dự án phát triển thuốc được Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ tài trợ 427 triệu USD. Ngoài thuốc giải độc botulinum cho người lớn, FDA cấp phép thuốc BabyBIG để điều trị cho trẻ sơ sinh.

5.2. Điều trị hỗ trợ

Ngộ độc thực phẩm cần thụt tháo hậu môn, sử dụng thuốc nhuận tràng nếu không bị tắc ruột. Thuốc kháng sinh không được khuyến cáo cho bệnh ngộ độc ở trẻ sơ sinh hoặc cho người lớn bị nghi ngờ ngộ độc đường tiêu hóa vì lý giải C. botulinum trong dịch ruột có thể làm tăng lượng độc tố có sẵn làm nhiễm độc nặng hơn.

Uống thuốc nhuận tràng quá liều
Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng để điều trị hỗ trợ

Chứng ngộ độc vết thương cần chú ý làm sạch vết thương, tiêm phòng uốn ván nếu đã 5 năm kể từ lần tiêm ngừa uốn ván gần nhất đến khi có vết thương. Trường hợp này sử dụng kháng sinh khi vết thương có bội nhiễm vi khuẩn khác (Xem thêm nhiễm trùng da và mô mềm)

6. Phòng ngừa ngộ độc thịt

Bạn có thể phòng ngừa ngộ độc thịt bằng các phương pháp sau đây:

  • Không nên tiêu thụ thực phẩm từ đồ hộp bị hỏng (đồ hộp có khe, lỗ, vết lõm hoặc chỗ phồng). Độc tố botulinum không bền nhiệt; do đó, đun sôi thực phẩm đóng hộp tại nhà ít nhất 10 phút trước khi tiêu thụ sẽ làm cho thực phẩm an toàn.
  • Việc phòng ngừa ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh được giới hạn ở việc tránh dùng mật ong ở trẻ nhỏ hơn 12 tháng; trẻ lớn hơn có thể ăn mật ong một cách an toàn.
  • Ngộ độc vết thương là thăm khám cẩn thận và điều trị kịp thời các vết thương bị nhiễm trùng. Nên tránh tiêm chích ma túy.

Ngộ độc thịt là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm, chẩn đoán phân biệt và cấp cứu điều trị kịp thời. Hi vọng những thông tin chia sẻ ở bài viết trên đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như phân biệt rõ ràng với các căn bệnh khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  • P Samuel Pegram, MD, FACP;Sean M Stone, MD. Botulism; 2020 UpToDate, Inc. and/or its affiliates. All Rights Reserved
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp
  • (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng BYT)
    Zing news. Tạp chí điện tử. Tri thức trực tuyến. Cơ quan chủ quản: Hội Xuất bản Việt Nam.Giấy phép báo chí: số 75/GP-BTTTT
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

917 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Có thuốc nào giúp vết mổ ruột thừa đỡ nhức không?
    2 nguồn tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ

    Vết mổ bị nhiễm khuẩn là vấn đề hàng đầu được quan tâm đối với bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật. Chúng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với người bệnh trên cả phương diện sức khỏe cũng như ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Natatin
    Công dụng thuốc Natatin

    Thuốc Natatin thuộc nhóm thuốc phụ khoa, có thành phần chính là 500g Metronidazole và 100mg Miconazole nitrate. Thuốc điều trị bệnh viêm âm đạo khí hư do nhiễm Trichomonas, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kỵ khí ...

    Đọc thêm
  • nakonol
    Công dụng thuốc Nakonol

    Thuốc Nakonol có tác dụng gì, có phải thuốc kháng sinh không? Với thành phần chính là Tinidazole, thuốc Nakonol được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn, đặc biệt là do vi khuẩn kỵ khí gây ra.

    Đọc thêm
  • penzobact
    Công dụng thuốc Penzobact

    Penzobact thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng thuốc bột pha tiêm. Thành phần chính của thuốc là piperacillin và tazobactam được chỉ định điều trị nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Meclogynaz
    Công dụng thuốc Meclogynaz

    Meclogynaz là thuốc đặt âm đạo được kê đơn sử dụng nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm nấm gây viêm âm đạo. Để thuốc Meclogynaz phát huy đầy đủ công dụng diệt khuẩn, bệnh nhân nên sử dụng ...

    Đọc thêm