Công dụng thuốc Cophavixim

Cophavixim thuộc danh mục thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng bột uống và có chứa thành phần chính là Cefixim 100mg. Sau đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ Cophavixim là thuốc gì?

1. Công dụng, chỉ định của thuốc Cophavixim

Thuốc Cophavixim thường được chỉ định để điều trị:

  • Các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Bệnh lậu không biến chứng.
  • Một số trường hợp viêm thận – bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các Enterobacteriaceae.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm họng và viêm amidan.
  • Viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ và vừa.
  • Bệnh thương hàn.
  • Bệnh lỵ.

2. Chống chỉ định dùng thuốc Cophavixim

Thuốc Cophavixim chống chỉ định trong trường hợp:

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cophavixim

Cách sử dụng: Thuốc Cophavixim dùng bằng đường uống.

Liều lượng:

  • Đối với người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Liều 400mg/ ngày.
  • Điều trị viêm nhiễm khuẩn đường niệu do lậu cầu: Dùng liều Cophavixim duy nhất 400mg hoặc 200mg x 2 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ em từ 6 tháng – 12 tuổi: Uống 8mg/ kg x 1 lần/ ngày hoặc 4mg/ kg x 2lần/ ngày.
  • Đối với người bệnh suy thận thì cần điều chỉnh liều cho phù hợp:
  • Thời gian điều trị với thuốc Cophavixim thông thường từ 5 – 10 ngày.

Lưu ý: Liều dùng Cophavixim trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cophavixim cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cophavixim phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Cophavixim:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Cophavixim thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Cophavixim đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Cophavixim quá liều thì có thể gây co giật. Do không có thuốc điều trị đặc hiệu quá liều Cophavixim nên chủ yếu điều trị triệu chứng. Khi có triệu chứng quá liều thuốc Cophavixim, người bệnh phải nhanh chóng được rửa dạ dày, có thể dùng thuốc chống co giật nếu có chỉ định. Thuốc Cophavixim không loại được bằng thẩm phân máu nên không lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo.

4. Tương tác thuốc Cophavixim

Một số tương tác có thể xảy ra với Cophavixim gồm:

  • Probenecid kết hợp với Cophavixim sẽ làm tăng nồng độ đỉnh và AUC và giảm độ thanh thải của thận, cũng như thể tích phân bố của thuốc thuốc.
  • Khi dùng chung Cophavixim với các thuốc chống đông như warfarin sẽ làm tăng thời gian prothrombin và kèm theo chảy máu.
  • Cophavixim kết hợp với Carbamazepin sẽ làm tăng nồng độ Carbamazepin trong huyết tương.
  • Khi dùng chung Cophavixim với Nifedipin sẽ làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Cophavixim thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Cophavixim phù hợp.

5. Tác dụng phụ của thuốc Cophavixim

Ở liều điều trị, thuốc Cophavixim được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Cophavixim, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Thường gặp:

  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Bồn chồn;
  • Mất ngủ;
  • Mệt mỏi;
  • Ban đỏ;
  • Mày đay;
  • Sốt do thuốc.

Ít gặp:

  • Tiêu chảy nặng do Clostridium difficile;
  • Viêm đại tràng giả mạc;
  • Phản vệ;
  • Phù mạch;
  • Hội chứng Stevens – Johnson;
  • Hồng ban đa dạng;
  • Giảm tiểu cầu và bạch cầu;
  • Giảm bạch cầu ưa acid thoáng qua;
  • Giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit;
  • Viêm gan và vàng da;
  • Tăng tạm thời AST, ALT, bilirubin, phosphatase kiềm và LDH;
  • Suy thận cấp;
  • Tăng nitrogen phi protein huyết tương;
  • Tăng nồng độ creatinin huyết tương tạm thời;
  • Viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo.

Hiếm gặp:

  • Co giật;
  • Thời gian prothrombin kéo dài.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Cophavixim và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Cophavixim

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cophavixim cho người có tiền sử dị ứng với Penicilin và Cephalosporin do có sự quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm Beta-lactam.
  • Người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng cần thận trọng khi dùng thuốc Cophavixim, đặc biệt là khi phải sử dụng trong thời gian dài vì có thể có nguy cơ làm phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc.
  • Cần phải giảm liều Cophavixim và số lần dùng thuốc ở người bệnh suy thận.
  • Không dùng thuốc Cophavixim cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Người cao tuổi không suy giảm chức năng thận thì không cần giảm liều Cophavixim.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nếu muốn dùng thuốc Cophavixim thì cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Cophavixim có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cophavixim, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Cophavixim là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà

47 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan