Công dụng thuốc Philoxim

Philoxim là thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng huyết, viêm màng não do vi khuẩn, viêm tâm thất và bệnh lậu. Để dùng thuốc đúng cách và hiệu quả nhất, bạn đọc hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Philoxim là thuốc gì? Có tác dụng ra sao?

Thuốc Philoxim là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Phil Inter Pharma có chứa thành phần chính là Cefotaxim. Đây là kháng sinh thuộc dòng Beta-lactam, có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.

Cụ thể, khi cơ thể hấp thụ Cefotaxim sẽ tạo sự liên kết mạnh mẽ với các protein gắn với penicillin cụ thể ẩn bên trong thành tế bào vi khuẩn. Từ đây, thuốc sẽ gây ức chế giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

2. Chỉ định và chống chỉ định

Thuốc Philoxim được sử dụng để điều trị một số bệnh lý sau:

  • Bệnh nhân mắc nhiễm trùng huyết, viêm màng não nguyên nhân do vi khuẩn và viêm tâm thất.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lậu gồm cả lậu không biến chứng và nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa.
  • Sử dụng thuốc để dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng ổ bụng bao gồm viêm phúc mạc.
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng mô dưới da và da, bao gồm cả những vết thương do động vật cắn và nhiễm trùng hoại tử.

Philoxim chống chỉ định ở những bệnh nhân quá mẫn cảm với Cefotaxim.

3. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Philoxim, một số tác dụng phụ thường gặp gồm có:

  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: Thiếu máu tan huyết, co giật, phù mạch, viêm túi mật, mất bạch cầu hạt, hoại tử biểu bì, viêm thận kẽ...
  • Tác dụng phụ trung bình: Viêm đại tràng, tiểu cầu và bạch cầu giảm, nhiễm nấm candida ...
  • Tác dụng phụ nhẹ: Sốt, mẩn ngứa, buồn nôn, tiêu chảy...

4. Cách dùng và liều dùng của thuốc Philoxim

Philoxim là thuốc được bán theo đơn, sử dụng để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Trước khi tiêm, bạn cần hòa tan 1g cefotaxim trong lượng nước cất pha tiêm phù hợp, chú ý kiểm tra bằng mắt thường dung dịch tiêm trước khi sử dụng.

Liều dùng thuốc Philoxim tham khảo như sau:

4.1. Điều trị bệnh nhân mắc nhiễm trùng huyết

Người lớn

  • Đối với nhiễm trùng nặng: Sử dụng thuốc với liều lượng 2g tiêm tĩnh mạch sau 6 đến 8 giờ.
  • Đối với bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng: Sử dụng thuốc với liều lượng 2g tiêm tĩnh mạch sau 4 giờ.

Lưu ý, bệnh nhân có thể dùng với liều tối đa là 12g/ngày, thời gian điều trị từ 7 đến 10 ngày, có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo đáp ứng của bệnh nhân, tình trạng bệnh.

Trẻ em và thanh thiếu niên trên 50kg

  • Đối với nhiễm trùng nặng: Sử dụng thuốc với liều lượng 2g tiêm tĩnh mạch sau từ 6 đến 8 giờ.
  • Đối với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng: Sử dụng thuốc với liều lượng 2g tiêm tĩnh mạch sau 4 giờ.

Lưu ý, bệnh nhân có thể dùng với liều tối đa là 12g/ngày.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 50kg

Sử dụng với liều 150 đến 180 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau mỗi 8 giờ.

4.2. Điều trị viêm màng não nguyên nhân do vi khuẩn và viêm tâm thất

Người lớn và trẻ em có cân nặng > 50kg

Sử dụng thuốc với liều 2g tiêm tĩnh mạch cứ sau 4 đến 6 giờ. Tùy nguyên nhân gây bệnh mà thời gian điều trị có thể kéo dài từ 7 ngày lên đến 21 ngày.

Trẻ nhỏ nặng dưới 50kg

Sử dụng với liều 225 đến 300 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia mỗi 6 đến 8 giờ.

4.3. Điều trị bệnh lậu

  • Bệnh nhân mắc lậu không biến chứng: Người lớn và trẻ em từ 45kg trở lên sử dụng với liều 500mg tiêm bắp kết hợp với thuốc Azithromycin 1g liều duy nhất.
  • Nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa: Người lớn và trẻ em từ 45kg trở lên dùng 1g tiêm tĩnh mạch cứ sau mỗi 8 giờ, nên kết hợp sử dụng kèm Azithromycin 1g liều duy nhất.

4.4. Dự phòng nhiễm trùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

  • Người lớn: Sử dụng thuốc với liều 1g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp trước khi phẫu thuật từ 30 đến 90 phút.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ em ghép gan: Sử dụng liều 50mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp dưới dạng liều duy nhất trong thời gian 60 phút trước khi phẫu thuật, kết hợp sử dụng Ampicillin.

4.5. Người bệnh mắc nhiễm trùng đường tiết niệu

Phù hợp với người lớn và trẻ em có cân nặng trên 50kg, cụ thể.

  • Nhiễm trùng không biến chứng: Sử dụng thuốc Philoxim 1g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 12 giờ.
  • Nhiễm trùng từ trung bình đến nặng: Sử dụng thuốc với liều 1 đến 2g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 giờ.
  • Nhiễm trùng nặng: Sử dụng thuốc với liều 2g tiêm tĩnh mạch cứ sau 6 đến 8 giờ.

Liều dùng tối đa của Philoxim là 12g/ngày.

5. Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng Philoxim, một số tương tác thuốc thường gặp gồm có:

  • Sử dụng kèm với thuốc Colistin sẽ gia tăng nguy cơ tổn thương thận.
  • Sử dụng kèm với thuốc Ureido, Penicilin làm giảm độ thanh thải của thuốc.
  • Sử dụng kèm với thuốc Cyclosporin làm tăng độc tính của Cyclosporin trên thận.

Do đó trong quá trình sử dụng Philoxim, bệnh nhân tránh dùng kèm theo các loại thuốc trên để đảm bảo an toàn tối đa.

6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Philoxim

  • Cần thận trọng khi sử dụng Philoxim cho người mắc bệnh thận, suy thận. Thông thường liều dùng có thể cần giảm ở những bệnh nhân này.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người viêm đại tràng, tiêu chảy, bệnh viêm ruột, viêm đại tràng giả mạc, viêm loét đại tràng để tránh nguy cơ tác dụng phụ
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người rối loạn đông máu, thiếu vitamin K vì những bệnh nhân này có nguy cơ cao gặp biến chứng chảy máu.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú chỉ dùng Philoxim khi cần thiết dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Philoxim mà bạn đọc có thể tham khảo. Do đây là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà để tránh gặp phải những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Zidunat
    Công dụng thuốc Zidunat

    Zidunat 125mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng tại đường hô hấp, tiết niệu, da hoặc mô mềm. Người bệnh cần hiểu rõ công dụng, tham khảo ý ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • cophavixim
    Công dụng thuốc Cophavixim

    Cophavixim thuộc danh mục thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng bột uống và có chứa thành phần chính là Cefixim 100mg. Sau đây là một số thông tin ...

    Đọc thêm
  • Philtadol
    Công dụng thuốc Philtadol

    Philtadol là kháng sinh nhóm Cephalosporin, được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu,... do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy cơ chế tác dụng, ...

    Đọc thêm
  • v
    Công dụng thuốc Farixime

    Thuốc Farixime chứa hoạt chất chính là Cefuroxim, một kháng sinh Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra như nhiễm khuẩn đường hô ...

    Đọc thêm
  • Afefixim
    Công dụng thuốc Afefixim

    Thuốc Afefixim có thành phần chính là Cefixime, thường được sử dụng trong điều trị các nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm xương khớp, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Afefixim ...

    Đọc thêm