Công dụng thuốc Epfepara Codeine

Epfepara Codeine có tác dụng gì, có giảm đau hạ sốt được không? Với thành phần chính là Acetaminophen và Codeine, Epfepara Codeine được dùng để hạ sốt và giảm đau đối với các cơn đau từ vừa đến nặng.

1. Epfepara Codeine có tác dụng gì?

Epfepara Codeine thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt, kháng viêm không chứa Steroid, có thành phần chính là Acetaminophen hàm lượng 500mg và Codeine hàm lượng 15mg. Codeine có tác dụng giảm đau, giảm ho và gây ngủ. Còn Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt.

Thuốc Epfepara Codeine được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt và được chỉ định dùng trong điều trị ho khan, giảm đau nhanh chóng đối với các cơn đau từ vừa đến nặng và đã dùng Acetaminophen hoặc Aspirin nhưng không thuyên giảm như:

  • Đau đầu;
  • Đau dây thần kinh;
  • Đau cơ, đau thắt lưng;
  • Đau toàn thân;
  • Đau bụng kinh;
  • Đau sau khi nhổ răng hoặc chủng ngừa có kèm theo sốt.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Epfepara Codeine

Epfepara Codeine được dùng theo đường uống, cho viên thuốc vào 1 ly nước và chờ cho thuốc sủi bọt hoàn toàn rồi uống.

Liều dùng Epfepara Codeine đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn được khuyến cáo là 1 viên/lần và uống khoảng 3 - 4 lần/ngày hoặc 1 - 2 viên/lần và uống khoảng 1 - 3 lần/ngày (tùy vào mức độ cơn đau), mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ. Đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinin dưới 10ml/phút nên uống cách nhau tối thiểu 8 giờ.

Quá liều Epfepara Codeine có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, da xanh xao. Trong đó, quá liều Acetaminophen có thể gây suy giảm chức năng gan. Với liều quá cao là nhiều hơn 10g ở người lớn và 150mg/kg cân nặng ở trẻ em có thể gây phân hủy và dẫn đến hoại tử gan hoàn toàn không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não và dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí là tử vong.

Đối với quá liều Acetaminophen trong Epfepara Codeine, người bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị, nhất là trong trường hợp nhiễm độc nặng, người bệnh cần được điều trị hỗ trợ tích cực.

Hầu hết người bệnh quá liều Epfepara Codeine cần được rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi uống, điều trị giải độc bằng N-Acetylcystein đường tiêm hoặc uống.

Quá liều của Codeine có thể gây suy hô hấp, lơ mơ, đờ đẫn hoặc hôn mê. Người bệnh có biểu hiện da lạnh và ẩm, cơ mềm, mạch chậm, hạ huyết áp. Nặng có thể gây ngừng thở, ngừng tim, trụy mạch và tử vong.

Đối với quá liều Codeine trong Epfepara Codeine, người bệnh cần được cung cấp dưỡng khí để phục hồi hô hấp. Trường hợp nặng có thể cần tiêm tĩnh mạch Naloxon.

3. Tác dụng phụ của thuốc Epfepara Codeine

Với liều điều trị thông thường, Epfepara Codeine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, buồn nôn, nôn, chóng mặt, táo bón. Rất hiếm khi tác dụng phụ là ức chế hô hấp, co thắt phế quản và phản ứng dị ứng trên da.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Epfepara Codeine

  • Không dùng Epfepara Codeine ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, người bị hen suyễn, suy hô hấp, suy gan, phụ nữ đang mang thai hay nuôi con bú, trẻ dưới 6 tuổi hoặc có cân nặng dưới 15kg.
  • Không dùng chung Epfepara Codeine với các thuốc khác có thành phần là Acetaminophen vì có thể dẫn đến quá liều. Sử dụng thuốc liều cao và trong thời gian dài có thể khiến các tế bào gan bị tổn thương.
  • Không được lái xe hay vận hành, điều khiển máy móc trong khi dùng Epfepara Codeine vì thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Người có tiền sử nghiện thuộc hoặc bị hen phế quản nói riêng, mắc bệnh đường hô hấp nói chung cần thận trọng khi dùng Epfepara Codeine.
  • Dùng đồng thời Epfepara Codeine với các thuốc trung hòa axit dạ dày có thể làm chậm khả năng hấp thu Acetaminophen bằng đường uống.
  • Dùng chung Epfepara Codeine với các thuốc chống trầm cảm, Barbiturat, Carbamazepin, Phenytoin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc.
  • Dùng đồng thời Epfepara Codeine với thuốc giảm đau, thuốc ho hay các dẫn xuất thuốc phiện khác có thể gây ức chế hô hấp.
  • Epfepara Codeine có thể tương tác với rượu, thuốc chống co giật, Isoniazid, Quinidin và làm mất tác dụng của thành phần Codeine nếu dùng cùng lúc.

Công dụng của thuốc Epfepara Codeine là hạ sốt và giảm đau, thuốc được dùng để giảm ho, giảm đau từ vừa đến nặng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Epfepara Codeine theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Betafast
    Công dụng thuốc Betafast

    Betafast là thuốc gì? Thuốc Betafast bao gồm 3 thành phần chính là vitamin B1, vitamin B6 hàm lượng là 125mg và vitamin B12. Thuốc có tác dụng trong điều trị triệu chứng thiếu hụt vitamin nhóm B, giải độc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Effemax 650
    Công dụng thuốc Effemax 650

    Thuốc Effemax 650 thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thành phần chính của thuốc là Paracetamol với hàm lượng 650mg được bào chế dạng viên nén bao phim. Bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về tác ...

    Đọc thêm
  • thuốc Ecomin
    Công dụng thuốc Ecomin

    Thuốc Ecomin là thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Thuốc có tác dụng ngăn quá trình oxy hóa, đặc biệt là ngăn xơ vữa động mạch và độc tính do các gốc tự do và các hóa chất, điều ...

    Đọc thêm
  • Vimatine
    Cộng dụng thuốc Vimatine

    Vimatine là thuốc gì? Vimatine là thuốc thuộc nhóm có nguồn gốc thảo dược được sử dụng để điều trị các bệnh lý phong thấp. Bài thuốc này đã được các thầy thuốc sưu tầm và có trong các bộ ...

    Đọc thêm
  • Đau hàm
    Đau góc hàm có nguy hiểm không?

    Chào bác sĩ! Tôi bị đau dây thần kinh từ răng số 8 lên tai buốt xuống họng bên trái, có lúc lan ra môi. Ngoài ra, tôi thấy ở cạnh lưỡi bên trái buốt và tê như kim châm. ...

    Đọc thêm