Phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể có vai trò chuyển hoá, giải độc, tổng hợp protein,... Khi cơ quan này bị tổn thương do các nguyên nhân khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các chức năng này. Để cải thiện và phục hồi gan, bệnh nhân có thể được chỉ định cắt bỏ mô gan hoại tử.

1. Phẫu thuật cắt bỏ mô gan hoại tử là gì?

Trường hợp người bệnh có chức năng gan bị tổn thương do chấn thương, bệnh lý hoặc áp xe gan gây hoại tử gan cần thực hiện phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan. Bởi thực tế, các phần hoại tử này cũng có không chức năng gì, thậm chí nó có thể lan rộng ảnh hưởng đến toàn bộ gan.

Khi thực hiện cắt lọc nhu mô gan, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn tổ chức bệnh lý nhưng cũng đảm bảo tiết kiệm tối đa tổ chức gan lành bị cắt bỏ.

Bệnh nhân được chỉ định áp dụng phương pháp này thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị chấn thương gan không thể điều trị bảo tồn tổ chức gan này và cần được cấp cứu ngay. Cắt lọc nhu mô gan sẽ thực hiện tại tổ chức gan không có khả năng phục hồi (mất cuống mạch) hoặc cắt lọc nhằm bộc lộ rõ tổn thương mạch (tĩnh mạch gan, ĐM gan...) đang chảy máu giúp việc xử lý cầm máu được tốt.
  • Người bệnh bị áp xe gan nhưng thất bại trong việc điều trị nội khoa và chọc hút áp xe.

Phương pháp này chống chỉ định đối với bệnh nhân có các tổ chức gan bị tổn thương ác tính.

2. Quy trình cắt lọc nhu mô gan

2.1. Chuẩn bị

Trước khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô gan hoại tử, cần chuẩn bị:

Về phía bệnh viện yêu cầu một phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hoá - gan mật. Đây là những bác sĩ có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật gan mật hoặc cắt gan. Ngoài ra, cần có thêm điều dưỡng, dụng cụ viên hỗ trợ quá trình cắt mô gan hoại tử.

Một số dụng cụ, thiết bị y tế bắt buộc gồm: Khung van xích kéo thành bụng; Bộ phẫu thuật tiêu hoá thông thường; Chỉ khâu vết thương 2.0 trở lên để khâu cầm máu nhu mô...

Về phía người bệnh, cần chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào phẫu thuật. Bệnh nhân và người nhà sẽ được bác sĩ giải thích kỹ càng về bệnh lý, các bước phẫu thuật và các rủi ro có thể xảy ra.

Trước ngày mổ, bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, loại bỏ lông vùng xương mu, chuẩn bị đại tràng. Trong trường hợp mổ cấp cứu, người bệnh cần được đặt một vein truyền tĩnh mạch để đáp ứng được yêu cầu truyền dịch và máu tốt nhất. Theo các chuyên gia, cấp cứu chấn thương gan cần chuẩn bị đường truyền tĩnh mạch trung ương.

2.2. Các bước thực hiện

Bước 1:

Bệnh nhân được đưa vào phòng phẫu thuật vô trùng, nằm ngửa, để hai tay vuông góc với người. Tiến hành vô cảm người bằng các kỹ thuật gây mê nội khí quản, đặt sonde dạ dày, đặt sonde tiểu, vein ngoại vi và trung ương. Sát trùng vùng ổ bụng kéo dài từ dưới núm vú đến xương mu là một bước quan trọng.

Bước 2: Mở bụng

Bác sĩ có thể lựa chọn đường mở bụng hoặc đường trắng giữa trên dưới rốn hoặc đường dưới sườn mở rộng lên mũi ức (đường Mercedes) hoặc đường chữ dưới sườn bên phải. Đường mổ sẽ phục thuộc vào kích thước thương tổn mà thực hiện.

Đường Mercedes
Đường Mercedes có thể sử dụng trong phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan

Bước 3: Đánh giá thương tổn gan và thăm khám các bộ phận khác

Bác sĩ thăm dò vùng thương tổn đại thể của toàn bộ lá gan, chèn gạc đối với tổ chức gan đang chảy máu. Đồng thời đánh giá tình trạng của các bộ phận lân cận như: dạ dày, ruột, non,...

Bước 4: Giải phóng gan

Tiến hành giải phóng gan bằng việc cắt dây chằng tròn, dây chằng liềm, dây chằng tam giác.

Bước 5: Kiểm soát cuống gan

Có thể kiểm soát toàn bộ cuống hoặc chọn lọc nửa cuống gan bằng cách luồn dây kiểm soát toàn bộ cuống gan trước khi tiến hành cắt lọc nhu mô gan.

Bước 6: Phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan

  • Cắt mô gan hoại tử bằng pincer, bằng dao siêu âm.
  • Thực hiện cặp cuống gan toàn bộ 15 phút/lần và giữa các lần cặp nghỉ 5 phút.
  • Dùng dao lưỡng cực, clip mạch máu loại bỏ các nhánh mạch ở diện cắt gan. Sử dụng dao siêu âm để cầm máu các nhánh nhỏ.
  • Kiểm tra cầm máu diện cắt gan. Bệnh nhân mắc phải tình trạng rối loạn đông máu phải chèn gạc ở diện cắt gan hoặc khâu ép toàn bộ diện cắt gan.

Bước 7: Đặt dẫn lưu tại diện cắt, ổ áp xe và đóng bụng theo lớp giải phẫu.

3. Theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan

3.1. Theo dõi

Phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ được rút ống nội khí quản và đưa về phòng bệnh thở oxy từ khoảng 2 - 3 ngày. Việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể được thực hiện bằng việc truyền tĩnh mạch đến khi người bệnh trung tiện.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ luôn kiểm tra, đánh giá các chỉ số xét nghiệm sinh hoá máu. Nếu có bất thường gì về chỉ số này sẽ được chẩn đoán và xử lý ngay lập tức.

3.2. Xử trí biến chứng

  • Suy gan sau mổ sẽ được xử trí bằng cách chống nhiễm trùng, đảm bảo chức năng thận, bồi phụ Albumin, thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc lợi mật.
  • Chảy máu trong ổ bụng: chảy máu qua dẫn lưu, hematocrite giảm, mạch nhanh và huyết áp giảm phải truyền máu và can thiệp mổ lại cầm máu.
  • Rò mật: khi dịch mật qua dẫn lưu > 50ml/ngày trong 3 ngày. Theo dõi và điều trị nội khoa, giữ lại dẫn lưu ổ bụng thời gian dài và luôn mở dẫn lưu mật để giảm áp đường mật.
  • Tràn dịch ổ bụng sẽ được thực hiện điều trị nội khoa bằng bù Albumin, thuốc lợi tiểu...

Một số biến chứng khác có thể gặp như: nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu... Các rủi ro này chủ yếu sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

sau phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan
Sau phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc

Việc kết hợp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh ngay trong phòng mổ sẽ giúp tránh được việc phải vận chuyển bệnh nhân tới các khu vực chiếu chụp khác nhau ở bệnh viện. Bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật ngay trong phòng mổ, chất lượng của các ca phẫu thuật sẽ được đảm bảo tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường an toàn cho người bệnh, đặc biệt là ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Trong phòng mổ Hybrid là sự kết hợp giữa môi trường phẫu thuật vô trùng với hệ thống chẩn đoán hình ảnh nói trên, giúp giảm thời gian phẫu thuật và đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt nhất cho người bệnh ở những chuyên khoa sâu như tim mạch, thần kinh, ngoại gan mật, tiết niệu, cơ xương khớp.

  • Phẫu thuật nội soi và can thiệp ít xâm lấn hơn.
  • Giảm thời gian phẫu thuật và đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt nhất cho người bệnh.
  • Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vì không cần phải vận chuyển bệnh nhân giữa khoa chẩn đoán hình ảnh và phòng mổ.
  • Tỷ lệ biến chứng thấp, rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân.
  • Cho phép bộc lộ rõ thương tổn, tiếp cận, xử lý những thương tổn của mạch máu lớn và ở các vị trí khó, xa một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
  • Phòng mổ Hybrid với hệ thống tích hợp thông tin hiện đại giúp kết nối phòng mổ với hệ thống thông tin bệnh viện, cho phép các bác sĩ truy xuất bệnh án của bệnh nhân, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và các kết quả chụp chiếu để hội chẩn trước, trong và sau ca phẫu thuật ngay tại phòng mổ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

654 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan