Công dụng thuốc Juvever

Thuốc Juvever có hoạt chất chính là cyproheptadine, một thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất thường được dùng để giảm các triệu chứng dị ứng, hắt hơi, phát ban, ngứa...Đặc biệt thuốc còn hiệu quả trong điều trị biếng ăn và hội chứng nôn trớ ở trẻ.

1. Công dụng thuốc Juvever

Thuốc Juvever có thành phần chính là Cyproheptadine Hydrochloride. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh lý sau:

2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Juvever

Liều thông thường Juvever ở người lớn là 1 viên x 3 lần/ngày. Liều cụ thể trong từng trường hợp như sau:

  • Điều trị mề đay mãn tính: nửa viên/ngày
  • Trị đau nửa đầu cấp: 1 viên, sau nửa giờ uống lặp lại, tối đa 8mg trong 4-6 giờ. Liều duy trì là 1 viên/ngày
  • Điều trị biếng ăn: uống 1 viên/ngày. Lưu ý thuốc Juvever có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ở trẻ em. Do đó, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị.
  • Trẻ em 7 - 14 tuổi: uống 1 viên/ngày.
  • Trẻ em 3 - 6 tuổi: uống nửa viên/ngày
  • Trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi: dùng liều 0,4mg/kg/ngày.

3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Juvever

Thuốc Juvever bị chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai
  • Sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ sinh non hoặc trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Bà mẹ đang cho con bú
  • Quá mẫn với cyproheptadine hoặc bất kỳ thành phần nào của công thức
  • Dùng đồng thời với thuốc chế monoamine oxidase
  • Bệnh tăng nhãn áp góc đóng, loét dạ dày tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng, tắc nghẽn cổ bàng quang, tắc nghẽn tá tràng, bí tiểu
  • Bệnh nhân cao tuổi, suy nhược.

4. Tương tác thuốc Juvever

Cyproheptadine khi sử dụng đồng thời với một số thuốc có thể gây tương tác, làm tăng hoặc giảm hiệu lực của nhau. Dưới đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý:

  • Chất ức chế acetylcholinesterase: Có thể làm giảm tác dụng điều trị của Cyproheptadine. Ngược lại cyproheptadine có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc ức chế Acetylcholinesterase.
  • Rượu: Thuốc có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu. Do vậy cần tránh uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
  • Amantadine: Có thể tăng cường tác dụng kháng cholinergic của cyproheptadine
  • Amezinium: Thuốc cyproheptadine có thể tăng cường tác dụng kích thích của Amezinium.
  • Amphetamine: Có thể làm giảm tác dụng an thần của thuốc Juvever.

5. Tác dụng phụ của thuốc Juvever

Trong quá trình sử dụng thuốc Juvever, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Tim mạch: Ngoại tâm thu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
  • Hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, ớn lạnh, lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ, hưng phấn, phấn khích, mệt mỏi, ảo giác, nhức đầu, cuồng loạn, mất ngủ, khó chịu, căng thẳng, viêm dây thần kinh, dị cảm, bồn chồn, an thần, co giật, chóng mặt
  • Da liễu: nhạy cảm với ánh sáng, phát ban da, mày đay
  • Tiêu hóa: Đau bụng, chán ăn, ứ mật, táo bón, tiêu chảy, tăng cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn nao
  • Hệ sinh dục: Khó tiểu, tiểu buốt, bí tiểu
  • Huyết học: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Gan: Suy gan, viêm gan, vàng da
  • Quá mẫn: phù mạch, phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ,
  • Thần kinh cơ xương khớp: Run
  • Nhãn khoa: Nhìn mờ, nhìn đôi
  • Otic: Viêm mê cung (cấp tính), ù tai
  • Hô hấp: Ngạt mũi, viêm họng, đờm dịch phế quản

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Juvever

Khi sử dụng thuốc Juvever, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Thuốc Juvever có thể gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, có thể làm suy giảm khả năng thể chất và tinh thần. Do đó, bệnh nhân phải được cảnh báo khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo (ví dụ như vận hành máy móc hoặc lái xe).
  • Bệnh tim mạch: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch (bao gồm tăng huyết áp và bệnh tim thiếu máu cục bộ).
  • Bệnh đường hô hấp: Thận trọng khi sử dụng thuốc Juvever cho bệnh nhân hen suyễn hoặc các chứng rối loạn hô hấp mãn tính khác.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp: Thận trọng khi dùng thuốc Juvever cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Người lớn tuổi: Thuốc kháng histamin có nhiều khả năng gây chóng mặt, an thần, hạ huyết áp và các tác dụng kháng cholinergic khác ở người lớn tuổi. Do đó, nên tránh sử dụng cho người cao tuổi
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không cần điều chỉnh liều lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự thanh thải thuốc ở bệnh nhân suy thận sẽ giảm, do đó vẫn nên thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng này.
  • Bệnh nhân nhi: Thuốc kháng histamin có thể gây kích thích ở trẻ nhỏ. Do vậy cần theo dõi chặt chẽ bé để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Quá liều thuốc kháng histamin ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ảo giác, suy nhược thần kinh trung ương, co giật và tử vong. Thận trọng khi sử dụng và dùng liều thấp nhất có hiệu quả ở trẻ em và tránh dùng đồng thời với các thuốc khác có tác dụng ức chế hô hấp.
  • Thuốc bị chống chỉ định sử dụng khi đang cho con bú. Nói chung, nếu trẻ bú mẹ tiếp xúc với thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên qua sữa mẹ, trẻ phải được theo dõi về tình trạng khó chịu hoặc buồn ngủ. Khi cần điều trị ở phụ nữ cho con bú, thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được ưu tiên sử dụng hơn. Thuốc kháng histamin có thể làm giảm nồng độ prolactin huyết thanh của người mẹ khi dùng trước khi bắt đầu cho bé bú.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi dùng Juvever. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan