Công dụng thuốc Lapryl

Thuốc Lapryl thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nang cứng. Thuốc Lapryl có thành phần chủ yếu là Lansoprazol và chỉ định trong điều trị viêm thực quản, dạ dày tá tràng cấp... Tuy nhiên, trong điều trị với thuốc Lapryl có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Lapryl người bệnh cần tìm hiểu kỹ các thông tin của thuốc đồng thời tuân thủ điều trị của bác sĩ.

1. Cơ chế hoạt động của thuốc Lapryl

Thuốc Lapryl có tác dụng gì. Thuốc Lapryl có thành phần Lansoprazol, thuốc có tác dụng chống tiết acid dạ dày theo cơ chế ức chế bơm proton trên bề mặt tế bào thành dạ dày. Hơn nữa, thành phần này còn có liên quan đến cấu trúc và dược lý của thuốc. Mức độ ức chế acid dạ dày của thuốc phụ thuộc vào liều điều trị và thời gian điều trị, Nhưng hợp chất này có khả năng ức chế tiết acid tốt hơn đối với các chất đối kháng thụ thể H2.

Hợp chất Lansoprazol còn giúp ngăn chặn Helicobacter pylori ở người mắc bệnh loét dạ dày tá tràng do nhiễm xoắn khuẩn. Nếu phối hợp một hoặc nhiều thuốc chống nhiễm khuẩn có thể mang lại hiệu quả loại trừ bệnh viêm nhiễm dạ dày do H.pylori.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Lapryl

Thuốc Lapryl được chỉ định trong trường hợp điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, điều trị loét dạ dày tá tràng cấp. Hoặc điều trị chứng tăng tiết toan bệnh lý với các hội chứng như Zollider-Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống, u đa tuyến tụy

Tuy nhiên thuốc Lapryl cũng chống chỉ định với một số trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Lapryl

Thuốc Lapryl được sử dụng liều lượng trung bình trong điều trị viêm thực quản với hàm lượng 30mg cho một lần một ngày. Thời gian sử dụng thuốc Lapryl có thể từ 4 đến 8 tuần. Trường hợp nếu người bệnh chưa khỏi có thể sử dụng thêm 8 tuần nữa.

Với điều trị loét dạ dày liều khuyến nghị sử dụng thuốc Lapryl là 15 đến 30mg/ngày và sử dụng trong 4 đến 8 tuần, uống vào bữa sáng trước khi ăn.

Điều trị loét tá tràng sử dụng liều Lapryl khoảng 15mg/ngày và sử dụng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi dứt điểm bệnh.

Đối với điều trị tăng tiết toán liều dùng khuyến nghị cho người lớn thường 60mg, 1 lần một ngày và uống vào buổi sáng, sau đó có thể điều chỉnh liều theo mức độ dung nạp và cần thiết đủ để ức chế tiết dịch vị.

Với các trường hợp có bệnh liên quan đến gan thì cần phải điều chỉnh liều thuốc Lapryl sử dụng.

Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Lapryl chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Lapryl, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.

Nếu quên liều hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Lapryl quên và liều tiếp theo quá gần nhau hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Lapryl, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người nhà nhắc nhở.

Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Lapryl quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu của không mong muốn cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, người nhà có thể áp dụng một số biện pháp xử lý sơ bộ như: rửa dạ dày, gây nôn. Tiếp đến đưa người đến cơ sở y tế điều trị các triệu chứng.

4. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Lapryl

Thuốc Lapryl có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thuốc Lapryl có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Lapryl gây ra bao gồm: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, mất ngủ, cảm giác co cứng hoặc tê cứng, run đầu chi, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiết niệu, phát ban... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Lapryl. Và thông thường những phản ứng phụ do thuốc Lapryl có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, với một số trường hợp thì thuốc Lapryl có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiên trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Fimaconazol hoặc có thể lâu hơn trong vòng 1 vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng mức gastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric hoặc protein niệu... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Lapryl và cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Lapryl, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

44 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Almasane
    Công dụng thuốc Almasane

    Thuốc Almasane là thuốc đường tiêu hóa được bào chế dạng hỗn dịch uống giúp cân bằng của thuốc kháng axit và thuốc chống đầy hơi. Hai chất kháng axit có trong Almasane là magnesi hydroxyd có tác động nhanh ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Padolac tab

    Thuốc Padolac tab là thuốc đường tiêu hóa có thành phần Mosaprid Citrat (dưới dạng Mosaprid citrat dihydrat 5,29mg) 5mg được bào chế ở dạng viên nén.

    Đọc thêm
  • Agatop
    Công dụng thuốc Agatop

    Thuốc Agatop có thể được chỉ định dành cho một số trường hợp người bệnh gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Khi dùng thuốc bạn nên tham khảo thêm từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kialverin
    Công dụng thuốc Kialverin

    Kialverin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, dùng trong điều trị các chứng đau do co thắt cơ trơn ở dạ dày, đau tiết niệu. Thuốc Kialverin có thành phần chính là Lysozyme Chloride, được bào chế theo dạng viên ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Pevitax
    Công dụng thuốc Pevitax

    Thuốc Pevitax thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị hỗ trợ cho các bệnh lý gan mật. Thuốc Pevitax được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Cùng tìm hiểu thuốc Pevitax công dụng ...

    Đọc thêm