Công dụng thuốc Mizoan

Mizoan được bào chế dưới dạng viên nén (Mizoan 200 và Mizoan 800), chứa thành phần chính là Aciclovir. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm Herpes simplex, phòng ngừa tái nhiễm Herpes sinh dục và các dạng nặng, suy giảm miễn dịch.

1. Mizoan là thuốc gì?

Mizoan được bào chế dưới dạng viên nén, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Mizoan có 2 hàm lượng khác nhau là: Mizoan 200Mizoan 800 tương đương với thành phần Aciclovir 200mg hoặc 800mg.

Mizoan được sử dụng trong điều trị nhiễm Herpes simplex, phòng ngừa tái nhiễm Herpes sinh dục và các dạng nặng, suy giảm miễn dịch.

2. Liều lượng, cách dùng thuốc Mizoan

Liều dùng Mizoan phân theo loại và mức độ bệnh, liều tham khảo như sau:

  • Người lớn nhiễm Herpes simplex: Dùng liều 200mg/lần, 5 lần/ ngày, liên tục trong 5 ngày.
  • Phòng ngừa tái nhiễm Herpes sinh dục và các dạng nặng: Dùng liều 200mg/lần x 4 lần/ngày hoặc 200mg x 3 lần/ ngày hoặc 200mg x 2 lần/ngày tùy vào từng trường hợp.
  • Nhiễm Zona: Dùng liều 800mg/lần x 5 lần/ngày.
  • Phòng ngừa tái nhiễm Zona: Dùng liều 400 mg/lần x 4 lần/ngày.
  • Suy giảm miễn dịch: Dùng liều 200 mg/lần x 4 lần/ngày.
  • Suy giảm miễn dịch nặng: Dùng liều 400mg/ lần x 4 lần/ngày.
  • Trẻ > 2 tuổi dùng liều người lớn, trẻ < 2 tuổi dùng nửa liều người lớn.
  • Giảm liều với bệnh nhân suy thận.

3. Chống chỉ định thuốc Mizoan

Mizoan chống chỉ định ở các đối tượng sau:

  • Người quá mẫn với thuốc;
  • Người suy thận hay vô niệu;
  • Phụ nữ có thai, cho con bú.

4. Tương tác thuốc

Có thể xảy ra tương tác khi dùng Mizoan với một số loại thuốc sau:

  • Probenecid: Vì làm giảm bài tiết của Mizoan qua thận, nên có khả năng kéo dài thời gian thuốc trong cơ thể.
  • Zidovudine: Vì có thể gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ.
  • Amphotericin BKetoconazole: Vì làm tăng hiệu lực chống virus của Mizoan.
  • Interferon: Vì làm tăng tác dụng chống virus của Mizoan.

5. Tác dụng phụ của thuốc Mizoan

Tác dụng phụ khác nhau phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Nếu dùng trong thời gian ngắn có thể gặp buồn nôn, nôn. Dùng kéo dài (1 năm trở lên) có thể gặp buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nổi ban, nhức đầu.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Mizoan

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng Mizoan gồm:

  • Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, người lái xe và vận hành máy móc.
  • Với người suy thận, khoảng cách giữa các liều dùng phải điều chỉnh phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin.
  • Dùng Mizoan đồng thời với các thuốc gây độc cho thận làm tăng nguy cơ suy thận.
  • Không bôi vào mắt, miệng, âm đạo, thận trọng khi bôi ở vùng sinh dục hay hậu môn.

6. Quá liều và cách xử trí

Triệu chứng quá liều: Kết tủa trong ống thận khi nồng độ trong ống thận vượt quá độ hòa tan 2,5mg/ml, hoặc khi creatinin huyết thanh cao, suy thận, trạng thái kích thích, bồn chồn, run, co giật, đánh trống ngực, cao huyết áp, khó tiểu tiện.

Xử trí: Ngừng thuốc, cho truyền nước và điện giải, thẩm tách máu đến khi chức năng thận phục hồi.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Mizoan, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

24 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan