Nữ giới 34 tuổi có biểu hiện suy giảm miễn dịch nên thăm khám gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em tên là Phương, năm nay 34 tuổi, đã có 1 bé gái 7 tuổi. Hơn 1 năm gần đây, em thấy cơ thể mình không bình thường nên có đi xét nghiệm máu ở nhiều nơi thì phát hiện nhiều bệnh: Hở van tim 2 lá, 3 lá 1/4, suy giáp, mỡ máu, khớp gối thì em bị đau đã lâu tầm 10 năm nhưng thỉnh thoảng chứ không liên tục ạ, dạ dày HP, tổ đỉa bàn tay 8 năm trước đã khỏi nhưng giờ bị lại, thời tiết thay đổi là bị viêm họng đôi khi có hốc mủ, đầu lâng lần ko tỉnh táo, rất dễ ngã. Em không biết nguyên nhân vì sao mình lại bị nhiều bệnh như vậy và chỉ muốn tìm ra gốc rễ của vấn đề để có hướng điều trị. Vậy bác sĩ cho em hỏi nữ giới 34 tuổi có biểu hiện suy giảm miễn dịch nên thăm khám gì? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Đặng Thị Phương (1986)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “ Nữ giới 34 tuổi có biểu hiện suy giảm miễn dịch nên thăm khám gì?”, bác sĩ xin được giải đáp như sau:

Hở van tim 2 lá, 3 lá 1/4 là sinh lí bình thường, nên bạn không nên nghĩ mình có bệnh tim hở van. Bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh, ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt và chất đạm từ thực vật, từ cá. Hãy tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, muối và ngũ cốc tinh chế. Tập thể dục với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, duy trì thường xuyên ít nhất 5 buổi/tuần. Những bài tập được khuyến khích bao gồm: đi bộ, tập dưỡng sinh, chạy bộ, và bơi lội,...

Suy giáp kiểm soát không tốt dễ dẫn đến tăng mỡ máu. Điều trị mỡ máu cao ở bệnh nhân suy tuyến giáp cần sử dụng hormone giáp trạng.

Có nhiều nguyên nhân gây tổ đỉa, một trong các nguyên nhân là do bạn rối loạn hệ miễn dịch.

Tóm lại, bạn có biểu hiện suy giảm miễn dịch: Thường xuyên viêm họng, suy giáp, tổ đỉa, thoái hóa khớp. Vì thế, bạn nên khám chuyên khoa Nội tiết xem có bị suy đa tuyến nội tiết kết hợp hay không và khám chuyên khoa Miễn dịch dị ứng lâm sàng, khám chuyên khoa bệnh truyền nhiễm giúp bạn tìm được bệnh gốc chi phối toàn trạng của em hiện tại.

Ngoài ra, bạn có bệnh tổ đỉa ở tay, tăng mỡ máu, nên bạn hạn chế tiếp xúc xà phòng, hóa chất; hạn chế: Thức ăn mặn, béo, tinh bột, thịt đỏ, rượu bia, thuốc lá ( nếu có); chia nhỏ bữa ăn; tăng cường rau, cá, thịt nạc trắng( heo, gà, ếch..). Khi tổng trạng cải thiện nên chủ động tiêm vaccine phòng cúm và phế cầu, để tạo miễn dịch chủ động giúp giảm số đợt viêm họng trong năm.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc nữ giới 34 tuổi có biểu hiện suy giảm miễn dịch, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

136 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Usarvudin
    Công dụng thuốc Usarvudin

    Usarvudin là thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus dưới sự kê đơn của bác sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn Usarvudin là thuốc gì? Công dụng, cách sử dụng và liều dùng Usarvudin thế nào? trong bài viết sau đây.

    Đọc thêm
  • mizoan 800
    Công dụng thuốc Mizoan

    Mizoan được bào chế dưới dạng viên nén (Mizoan 200 và Mizoan 800), chứa thành phần chính là Aciclovir. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm Herpes simplex, phòng ngừa tái nhiễm Herpes sinh dục và các dạng nặng, ...

    Đọc thêm
  • hepavudin
    Công dụng thuốc Hepavudin

    Hepavudin thuộc nhóm thuốc điều trị các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus. Thuốc Hepavudin được điều chế ở dạng viên nén bao phim, với thành phần chính là Lamivudine, thường được sử dụng trong các ...

    Đọc thêm
  • haxolim injection
    Công dụng thuốc Haxolim Injection

    Haxolim Injection là thuốc được chỉ định cho người gặp các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn ở mức độ nặng, khi bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh thông thường nhưng không hiệu quả. Người ...

    Đọc thêm
  • Bendeka
    Các tác dụng phụ của thuốc Bendeka

    Thuốc Bendeka được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính và ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ để tránh phản ...

    Đọc thêm