Công dụng thuốc natrixam 1.5mg/5mg

Tăng huyết áp là bệnh lý cực kỳ phổ biến, đồng thời phác đồ điều trị hiện nay có xu hướng kết hợp nhiều hoạt chất trong một sản phẩm với mục đích tăng hiệu quả điều trị cũng như sự tuân thủ của người bệnh. Một sản phẩm hạ áp kết hợp có thể kể đến là thuốc Natrixam 1.5/5mg hoặc Natrixam 1.5/10mg.

1. Natrixam 1.5/5mg là thuốc gì?

Natrixam là viên nén phối hợp giữa 2 thuốc hạ áp Indapamid và Amlodipine, thường gặp dạng hàm lượng 1.5mg/5mg với 1.5mg Indapamid và 5mg Amlodipin. Bên cạnh đó, còn có dạng Natrixam 1.5mg/10mg chứa 1.5mg Indapamid và 10mg Amlodipin.

2. Thuốc Natrixam 1.5mg/5mg có tác dụng gì?

Natrixam phối hợp 2 hoạt chất Indapamid và Amlodipin với tác dụng như sau:

  • Amlodipin là hoạt chất thuộc nhóm thuốc chẹn kênh calci, có tác dụng làm giãn trực tiếp cơ trơn thành mạch máu, qua đó mang lại hiệu quả hạ huyết áp;
  • Indapamid là một thuốc thuộc nhóm lợi tiểu, gia tăng khả năng bài niệu nên cũng mang lại tác dụng hạ huyết áp.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Natrixam 1.5/5mg

Chỉ định: Thuốc Natrixam sử dụng thay thế cho bệnh nhân tăng huyết áp trước đó đã sử dụng riêng lẻ Indapamid và Amlodipin cùng hàm lượng.

Chống chỉ định của thuốc Natrixam:

  • Dị ứng với Indapamid, Amlodipin, các thuốc nhóm Sulfonamid và nhóm Dihydropyridine hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc Natrixam;
  • Suy thận nặng với độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút;
  • Suy gan nặng hoặc đang gặp biến chứng bệnh não gan;
  • Hạ kali máu;
  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Hạ huyết áp mức độ nặng;
  • Các loại sốc, bao gồm cả sốc tim;
  • Tắc nghẽn đường ra của tâm thất trái, như bệnh hẹp động mạch chủ mức độ nặng;
  • Suy tim huyết động không ổn định sau nhồi máu cơ tim cấp.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Natrixam

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Natrixam 1.5/5mg ở người trưởng thành:

  • Uống 1 viên thuốc Natrixam 1.5mg/5mg, 1 lần mỗi ngày, tốt nhất vào buổi sáng. Người bệnh cần nuốt trọn viên nén với nước, không nhai nát;
  • Thuốc Natrixam 1.5mg/5mg là dạng thuốc phối hợp với liều cố định, do đó không phù hợp cho người lần đầu sử dụng Indapamid và Amlodipin. Người bệnh chỉ nên điều trị bằng Natrixam khi đã dùng riêng rẽ 2 hoạt chất trên với hàm lượng tương đương;
  • Nếu cần phải điều chỉnh liều, người bệnh nên được phối hợp thêm các sản phẩm đơn hoạt chất.

Liều lượng thuốc Natrixam ở một số đối tượng đặc biệt:

  • Trẻ em: Chưa đủ dữ liệu chứng minh mức độ an toàn và hiệu quả của Natrixam trên đối tượng này;
  • Người suy thận: Chống chỉ định với suy thận nặng (ClCr < 30ml/phút). Người suy thận mức độ nhẹ đến trung bình không cần chỉnh liều;
  • Người lớn tuổi: Có thể điều trị tăng huyết áp bằng thuốc Natrixam 1.5mg/5mg và chỉnh liều theo chức năng thận;
  • Người suy gan: Chống chỉ định khi suy gan nặng. Trường hợp suy gan từ nhẹ đến trung bình đến nay vẫn chưa xác định được liều khuyến cáo của Amlodipin, do đó thận trọng khi sử dụng mới bắt đầu sử dụng Natrixam. Tốt nhất là khởi trị bằng Amlodipin liều thấp nhất của khoảng liều cho phép.

5. Một số cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Natrixam 1.5mg/5mg

Một số cảnh báo đặc biệt liên quan đến thuốc Natrixam:

  • Bệnh não gan: Người suy gan khi sử dụng hoạt chất Indapamid làm tăng nguy cơ bệnh não gan, đặc biệt khi có rối loạn cân bằng điện giải. Người bệnh cần ngay lập tức ngừng sử dụng Natrixam nếu tình trạng não gan xảy ra;
  • Nhạy cảm ánh sáng: Sử dụng hoạt chất Indapamid làm da tăng nguy cơ nhạy cảm ánh sáng và khuyến cáo ngừng thuốc Natrixam nếu điều này xảy ra. Trường hợp cần phải sử dụng lại thuốc lợi tiểu, người bệnh cần chủ động bảo vệ những vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Một số vấn đề cần thận trọng khi sử dụng Natrixam:

  • Cơn tăng huyết áp: Mức độ an toàn và hiệu quả của Amlodipin trong thuốc Natrixam với cơn tăng huyết áp chưa rõ;
  • Rối loạn cân bằng nước – điện giải: Sử dụng lợi tiểu Indapamid có thể dẫn đến các nguy cơ sau:
    • Hạ natri huyết: Cần kiểm tra nồng độ natri huyết trước và trong quá trình sử dụng Natrixam, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi hoặc bệnh nhân xơ gan;
    • Hạ kali huyết nghiêm trọng gây loạn nhịp tim, thậm chí xoắn đỉnh và tử vong. Do đó, người bệnh cần được kiểm tra nồng độ kali máu trong tuần đầu tiên và sau đó xét nghiệm định kỳ trong suốt quá trình điều trị bằng Natrixam, đặc biệt trên các đối tượng người già, suy dinh dưỡng, người uống nhiều thuốc cùng lúc, xơ gan kèm phù và cổ trướng, suy tim, bệnh mạch vành hay có khoảng QT dài trên ECG;
    • Tăng calci huyết nhẹ và thoáng qua, trường hợp tăng nhiều có thể liên quan đến tình trạng cường cận giáp và cần ngưng Natrixam trước khi xét nghiệm kiểm tra.
  • Ảnh hưởng đến đường huyết: Bệnh nhân điều trị bằng thuốc Natrixam 1.5/5mg cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ glucose huyết nếu mắc kèm đái tháo đường, đặc biệt có hạ thấp kali máu;
  • Suy tim: Hoạt chất Amlodipin trong Natrixam làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch, thậm chí tử vong trên bệnh nhân suy tim, đặc biệt suy tim nặng (NYHA độ III, IV) hoặc suy tim sung huyết;
  • Chức năng thận: Lợi tiểu Indapamid chỉ mang lại hiệu quả hoàn toàn khi chức năng thận bình thường hoặc suy thận nhẹ. Cần lưu ý khi mới bắt đầu sử dụng Indapamid có thể làm tăng ure và creatinin máu;
  • Acid uric: Indapamid là thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở khi nồng độ acid uric máu tăng cao;
  • Tá dược: Không dùng Natrixam ở người bệnh có vấn đề di truyền không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase, kém hấp thu glucose-galactose.

6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Natrixam

Các tác dụng phụ hay gặp của Indapamid và Amlodipin trong thuốc Natrixam bao gồm:

7. Tương tác thuốc khi điều trị bằng Natrixam

7.1. Tương tác liên quan tới Indapamid

Phối hợp không khuyến cáo khi điều trị bằng Natrixam:

  • Lithi: Indapamid làm tăng nồng độ và độc tính của lithi. Bệnh nhân nếu bắt buộc điều trị bằng thuốc lợi tiểu cần phải được kiểm soát chặt chẽ nồng độ lithi máu và điều chỉnh liều cho phù hợp.

Phối hợp cần thận trọng của Indapamid:

  • Các thuốc gây hiện tượng xoắn đỉnh như thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia, nhóm III (như amiodaron, sotalol, dofetilide, ibutilide), một số thuốc chống loạn thần (như Chlorpromazine, Levomepromazin), nhóm benzamid (amisulpride, sulpiride, sulpiride...) nhóm butyrophenon (như droperidol, haloperidol) và một số thuốc khác như Bepridil, Erythromycin đường tĩnh mạch, Mizolastine, Moxifloxacin, Vincamin đường tĩnh mạch...;
  • Thuốc chống viêm không steroid bao gồm các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 hay acid salicylic liều cao (2 – 3g/ngày): Kết hợp với Natrixam làm giảm tác dụng hạ áp của Indapamid, bên cạnh tăng nguy cơ suy thận cấp (khi mất nước);
  • Thuốc ức chế men chuyển: Khi kết hợp với Natrixam làm tăng nguy cơ hạ đột ngột và suy thận cấp. Người bệnh tăng huyết áp cần ngưng thuốc lợi tiểu (như Indapamid) ít nhất 3 ngày trước khi khởi trị bằng ức chế men chuyển, nếu cần có thể dùng lại sau đ hoặc khởi trị bằng thuốc ức chế men chuyển ở liều thấp trước khi tăng liều dần dần;
  • Cần thận trọng khi kết hợp Natrixam với các thuốc có thể làm hạ kali máu như Amphotericin B (tĩnh mạch), Corticoid (đường toàn thân), thuốc nhuận tràng kích thích hay các digitalis. Khi kết hợp cần theo dõi nồng độ kali huyết, điện tâm đồ và tiến hành điều chỉnh liều khi cần thiết;
  • Baclofen: Tăng hiệu quả hạ huyết áp của Natrixam;
  • Allopurinol: Điều trị đồng thời với Natrixam có thể dẫn đến tăng nguy cơ phản ứng mẫn cảm Allopurinol.

Một số phối hợp cần cân nhắc của Indapamid trong Natrixam:

  • Thuốc lợi tiểu giữ kali: Có thể làm tăng hoặc giảm kali máu, do đó cần kiểm soát chặt chẽ kali huyết, điện tâm đồ và cân nhắc phối hợp thuốc này;
  • Metformin: Kết hợp với thuốc lợi tiểu (như Indapamid) làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic của Metformin;
  • Thuốc cản quang chứa iod: Dùng chung các thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ suy thận cấp, do đó cần lưu ý bù đủ nước trước khi sử dụng các thuốc cản quang chứa iod;
  • Các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần làm tăng tác dụng hạ huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng của Natrixam;
  • Muối calci: Phối hợp với Natrixam làm tăng nguy cơ tăng canxi huyết do giảm bài tiết qua nước tiểu;
  • Thuốc nhóm corticosteroid, tetracosactide (đường toàn thân): Làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Natrixam.

7.2. Tương tác Liên quan với amlodipin

  • Dantrolen (dạng truyền): Sự kết hợp này làm tăng nguy cơ tăng kali máu, do đó cần tránh trên người có khả năng tăng thân nhiệt ác tính;
  • Bưởi hoặc nước ép bưởi: Không khuyến cáo kết hợp với Natrixam, vì có thể làm tăng tác dụng giảm huyết áp của Amlodipin;
  • Các thuốc ức chế CYP3A4 kết hợp với Natrixam có thể làm tăng nồng độ Amlodipin trong máu, biểu hiện rõ hơn ở người cao tuổi;
  • Các thuốc cảm ứng CYP3A4 khi dùng đồng thời với Natrixam sẽ làm giảm nồng độ amlodipin trong máu;
  • Thuốc hạ huyết áp khác: Tác dụng cộng hưởng tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức;
  • Simvastatin: Sử dụng đồng thời Amlodipin làm tăng nồng độ Simvastatin máu.

Thuốc Natrixam sử dụng thay thế cho bệnh nhân tăng huyết áp trước đó đã sử dụng riêng lẻ Indapamid và Amlodipin cùng hàm lượng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

69.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan