Công dụng thuốc Omepramed 40

Thuốc Omepramed 40 là thuốc tiêm kê đơn, được chỉ định trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do thuốc, trào ngược dạ dày thực quản. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Omepramed 40, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Omepramed 40 trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Omepramed 40 là gì?

1.1. Thuốc Omepramed 40 là thuốc gì?

Thuốc Omepramed 40 là loại thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc Omepramed 40 có thành phần chính là Omeprazol (dưới dạng Omeprazol natri) 40mg.

Thuốc được bào chế ở dạng bột đông khô pha tiêm, và đóng gói dạng hộp có 1 lọ và hộp có 10 lọ.

1.2. Thuốc Omepramed 40 có tác dụng gì?

Chỉ định sử dụng của thuốc Omepramed 40

Thuốc Omepramed 40 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Esomeprazol tiêm được sử dụng như liệu pháp thay thế khi dùng đường uống không thích hợp đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản trên người bệnh có viêm thực quản hoặc là có triệu chứng trào ngược nặng.
  • Điều trị bệnh loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAIDS.
  • Dự phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc NSAID ở người bệnh có nguy cơ.

Chống chỉ định sử dụng của thuốc Omepramed 40

  • Thuốc Omepramed 40 chống chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
  • Do người bệnh quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng đồng thời thuốc Omepramed 40 với thuốc kháng virus ức chế protease (trong điều trị bệnh HIV) như: Nelfinavir, Atazanavir, Saquinavir...

2. Cách sử dụng của thuốc Omepramed 40

2.1. Cách dùng thuốc Omepramed 40

  • Trường hợp tiêm tĩnh mạch: Hoàn nguyên lọ thuốc với 10ml nước cất pha tiêm, và tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng từ 2,5 đến 4 phút.
  • Trường hợp truyền tĩnh mạch: Hoàn nguyên lọ thuốc với khoảng 5ml, và ngay sau đó pha loãng với 100ml với một trong các dung dịch tiêm truyền như: natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%, sau đó truyền tĩnh mạch trong 20 đến 30 phút. Dung dịch sau khi được pha ổn định trong vòng 4 giờ (cùng với nước cất pha tiêm), 6 giờ (cùng với dung dịch glucose 5%) và 12 giờ (cùng với dung dịch natri clorid 0,9%) thì khi bảo quản ở nhiệt độ phòng không được quá 25°C, và tránh ánh sáng. Tuy nhiên, những dung dịch này phải nên dùng ngay sau khi pha.

2.2. Liều dùng của thuốc Omepramed 40

Đối với liệu pháp thay thế cho đường uống: Tiêm tĩnh mạch mỗi ngày 1 lần 40mg được khuyến cáo. Người bệnh có hội chứng Zollinger – Ellison thì liều khuyến cáo là 60mg trên 1 ngày dùng theo đường tĩnh mạch. Có thể cho người bệnh dùng liều cao hơn hoặc tùy từng trường hợp cụ thể. Khi liều dùng cao hơn 60mg thì nên được chia liều dùng thành 2 lần trên 1 ngày.

Đối tượng đặc biệt:

  • Bệnh nhân bị suy thận: Không cần phải điều chỉnh.
  • Bệnh nhân bị suy gan: có thể dùng từ 10 đến 20 mg trên 1 ngày là đủ.
  • Người lớn (trên 65): Không cần phải điều chỉnh.
  • Trẻ em: Đối với trẻ em thì kinh nghiệm sử dụng thuốc tiêm này vẫn còn hạn chế.

Xử lý khi quên liều: Nếu trong trường hợp người bệnh quên một liều khi mà đang trong quá trình dùng thuốc thì hãy dùng thuốc lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu như thời gian đã gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên đi và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định từ trước. Cần lưu ý là không được dùng gấp đôi liều lượng đã quy định

Xử trí khi quá liều: Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc người bệnh dùng quá liều có các biểu hiện nguy hiểm thì cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115, hoặc có thể đến các cơ sở y tế gần nhất. Khi đi người thân của bệnh nhân cần cung cấp cho các bác sĩ đơn thuốc họ đang dùng, những thuốc đang dùng bao gồm như thuốc kê toa và cả thuốc không kê toa để bác sĩ sớm tìm ra hướng điều trị.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Omepramed 40

Lưu ý khi dùng thuốc Omepramed 40 như sau:

  • Giống như những loại thuốc kháng tiết dịch vị khác thì omeprazole khiến những vi khuẩn có trong dạ dày phát triển dễ dàng do sự giảm dung tích và cả tính acid của dịch vị. Không nên điều trị dài ngày những trường hợp bị loét tá tràng hoặc bị loét dạ dày hay viêm thực quản do hồi lưu, hoặc là điều trị dự phòng tái phát các loét, vì khi đó chưa đủ tài liệu xác minh lợi ích của những việc này. Hơn nữa, những nghiên cứu độc tính ở trên súc vật cho biết có các u bướu dạ dày dạng ung thư đã được phát hiện trên 1 loài vật khi dùng omeprazole liều cao trong một thời gian dài.
  • Phải kiểm tra tình trạng lành tính của vết loét dạ dày trước khi điều trị.
  • Phải giám sát đặc biệt những người bệnh có dùng diazepam, phenytoin (nếu cần phải giảm liều lượng), theophyllin, những kháng vitamin K (nếu như dùng đồng thời với warfarin, cần phải giảm liều lượng).
  • Thiểu năng thận: Không có trường hợp thay đổi đáng kể về sinh khả dụng.
  • Thiểu năng gan: Tuy là sự bài thải chậm hơn, nhưng do các cách dùng thuốc nên sẽ không có hiện tượng tích luỹ omeprazole hay các chất chuyển hóa.
  • Đối với trẻ em: Công hiệu và cả tính dung nạp thuốc vẫn chưa được nghiên cứu.
  • Người cao tuổi: Không cần phải điều chỉnh liều dùng.
  • Thời kỳ mang thai: Ở trên động vật hiện không thấy omeprazol có khả năng gây ra dị dạng và độc hại cho bào thai. Trên lâm sàng cho tới nay cũng chưa thấy có tác dụng độc hại nào cho thai. Tuy nhiên, trong thời gian theo dõi đó chưa đủ để loại trừ mọi nguy cơ. Do vậy, việc sử dụng omeprazol trong thời gian mang thai chỉ nên được xem xét khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú: Thuốc được phân bố trong ở sữa mẹ, nên các bà mẹ cần cân nhắc ngừng thuốc hoặc là ngừng cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Omepramed 40

Tác dụng phụ của thuốc Omepramed 40 có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại vị: Buồn ngủ, dị cảm, mất ngủ, chóng mặt. Lú lẫn tâm thần có thể hồi phục, nóng nảy, kích động, trầm cảm và gây ra ảo giác, chủ yếu ở người bệnh mắc bệnh nặng.
  • Tiêu hóa: Bệnh nấm Candida đường tiêu hóa và bệnh viêm nhiễm miệng.
  • Nội tiết: gây ra nữ hoá tuyến vú.
  • Gan: tăng men gan, hay bệnh não ở người bệnh trước đó mắc bệnh gan nặng, viêm gan có hoặc không có vàng da, hay là bi suy gan.
  • Da: Bị nổi mẩn, nhạy cảm ánh sáng hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson hoại tử biểu bì gây độc (TEN), và rụng tóc.
  • Huyết học: giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, và giảm toàn bộ tế bào máu.
  • Cơ xương: Yếu cơ và đau cơ, và đau khớp.
  • Những phản ứng ngoại ý khác gây mệt mỏi, hay phản ứng quá mẫn như: sốt, phù mạch, viêm thận kẽ, co thắt phế quản. Phù ngoại biên, tăng tiết mồ hôi, nhìn mờ rối loạn vị giác và làm giảm natri máu

5. Tương tác thuốc Omepramed 40

Tác động của omeprazol lên dược động học của những thuốc khác:

  • Thuốc có sự hấp thu phụ thuộc pH: Tình trạng độ acid của dạ dày giảm trong khi điều trị với thuốc omeprazol có thể sẽ làm tăng hoặc là giảm sự hấp thu những thuốc có cơ chế hấp thu phụ thuộc vào pH của dạ dày.
  • Nelfinavir, atazanavir: Nồng độ huyết tương của nelfinavir và atazanavir giảm khi mà dùng đồng thời với omeprazol. Chống chỉ định khi sử dụng cùng lúc omeprazol và nelfinavir. Sử dụng đồng thời với omeprazol (40mg 1 lần mỗi ngày) làm giảm đi nồng độ trung bình của nelfinavir khoảng 40% và nồng độ trung bình của chất chuyển hóa hoạt tính có tác động dược lý M8 giảm 75 đến 90%. Tương tác này cũng có thể sẽ liên quan đến sự ức chế CYP2C19. Không được dùng đồng thời omeprazol với atazanavir. Dùng omeprazol (40mg 1 lần mỗi ngày) và atazanavir 300mg/ritonavir 100mg cho những đối tượng tình nguyện khỏe mạnh làm giảm khoảng 75% nồng độ và thời gian tiếp xúc của atazanavir. Tăng liều atazanavir đến 400mg đã không bù trừ tác động của thuốc omeprazol trên nồng độ và thời gian tiếp xúc của atazanavir. Dùng đồng thời với omeprazol (20mg 1 lần mỗi ngày) với atazanavir 400mg/ritonavir 100mg cho những đối tượng tình nguyện khỏe mạnh đã làm giảm 30% nồng độ và cả thời gian tiếp xúc atazanavir khi so sánh với atazanavir 300mg/ritonavir (100mg 1 lần mỗi ngày).
  • Digoxin: Dùng đồng thời omeprazol (20mg mỗi ngày) và digoxin ở các đối tượng khỏe mạnh làm tăng sinh khả dụng của digoxin lên 10%. Độc tính của digoxin hiếm khi được báo cáo. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng omeprazol liều cao ở bệnh nhân cao tuổi. Cần tăng cường theo dõi việc điều trị bằng digoxin.
  • Clopidogrel: Kết quả từ những nghiên cứu ở những đối tượng khỏe mạnh cho thấy là tương tác dược động học (PK) và dược lực học (PD), giữa clopidogrel (liều nạp 300mg/liều duy trì 75mg trên ngày), và omeprazol (80mg uống mỗi ngày) dẫn đến nồng độ và chất chuyển hoá hoạt tính của clopidogrel trung bình giảm khoảng 46% và ức chế tối đa sự kết tập tiểu cầu (do ADP gây ra) là giảm trung bình 16%. Dữ liệu chưa nhất quán về tác động lâm sàng của tương tác dược lực của omeprazol trên các biến cố về tim mạch chính đã được báo cáo từ những nghiên cứu quan sát và lâm sàng. Dùng đồng thời clopidogrel cũng không được khuyến khích.
  • Các hoạt chất khác: Sự hấp thu của erlotinib, posaconazol, ketoconazol và itraconazol giảm đáng kể và do vậy hiệu quả lâm sàng có thể sẽ bị giảm. Đối với erlotinib và posaconazol cần phải tránh sử dụng đồng thời.
  • Thuốc được chuyển hóa bởi CYP2C19: Omeprazol là chất ức chế trung bình CYP2C19 và là enzym chính chuyển hóa omeprazol. Do vậy, chuyển hóa của những thuốc dùng đồng thời cũng được CYP2C19 chuyển hóa có thể sẽ giảm và nồng độ của những thuốc trong huyết tương tăng lên. Ví dụ về những thuốc như là R-warfarin và những thuốc đối kháng vitamin K khác, diazepam, cilostazol, và phenytoin.
  • Cilostazol: Trong một nghiên cứu chéo, omeprazol sử dụng với liều 40mg trên người khỏe mạnh đã làm tăng AUC và Cmax của cilostazol tương ứng là 18% và 26% và AUC và Cmax của một chất chuyển hóa có hoạt tính của nó tương ứng 29% và 69%.
  • Phenytoin: Cần phải theo dõi về nồng độ phenytoin trong huyết tương ở trong hai tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị bằng omeprazol, nếu như điều chỉnh liều phenytoin thì việc theo dõi và điều chỉnh liều thêm nữa xảy ra khi mà ngừng điều trị bằng omeprazol.
  • Saquinavir: Việc sử dụng omeprazol cùng với saquinavir hay ritonavir làm tăng nồng độ ở trong huyết tương lên khoảng 70% đối với saquinavir liên quan với khả năng dung nạp tốt ở người bệnh bị nhiễm HIV.
  • Tacrolimus: Có báo cáo về việc dùng đồng thời với omeprazol có thể làm tăng nồng độ tacrolimus ở trong huyết thanh. Cần phải tăng cường theo dõi nồng độ tacrolimus cũng như chức năng thận (hay độ thanh thải creatinin) và liều tacrolimus được điều chỉnh nếu cần.
  • Methotrexat: Khi dùng phối hợp với các thuốc ức chế bơm proton, nồng độ methotrexat tăng ở một số người bệnh đã được báo cáo. Khi dùng methotrexat liều cao, có thể cần phải cân nhắc ngưng dùng omeprazol tạm thời.

Tác động của thuốc khác lên dược động học của thuốc omeprazol:

  • Chất ức chế CYP3A4 hoặc CYP2C19: Vì omeprazol được chuyển hóa bởi CYP3A4 và CYP2C19 nên những thuốc được biết ức chế CYP3A4 hoặc CYP2C19 (như clarithromycin, và voriconazol) có thể sẽ làm tăng nồng độ omeprazol trong huyết thanh bằng cách làm đi giảm tỷ lệ chuyển hóa của omeprazol. Điều trị đồng thời với voriconazol có thể làm tăng hơn hai lần mức thời gian và nồng độ tiếp xúc của omeprazol. Do liều cao của omeprazol đã được dung nạp tốt nên không cần thiết phải điều chỉnh liều omeprazol. Tuy vậy, cần cân nhắc điều chỉnh liều ở người bệnh bị suy gan nặng và nếu như điều trị dài hạn được chỉ định.
  • Các thuốc cảm ứng CYP3A4 hoặc CYP2C19: Những thuốc được biết gây cảm ứng CYP3A4 hoặc CYP2C19 hay là cả hai có thể gây ra giảm nồng độ omeprazol huyết thanh do tăng tỷ lệ chuyển hóa của omeprazol.

Người bệnh nên bảo quản thuốc ở trong nhiệt độ phòng, nên tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc là trong ngăn đá. Người bệnh nên nhớ rằng mỗi một loại thuốc có thể có những phương pháp bảo quản khác nhau. Do vậy, nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản có trên bao bì hoặc là hỏi dược sĩ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Pylobact
    Công dụng thuốc Pylobact

    Pylobact chứa các thành phần chính là Omeprazole, Clarithromycin và Tinidazole, một hộp Pylobact có 7 bộ thuốc tương ứng với liệu pháp điều trị 7 ngày. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân để dễ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Lansotop
    Công dụng của thuốc Lansotop

    Thuốc Lansotop là thuốc đường tiêu hóa được đóng gói dưới dạng viên nang. Lansotop có thành phần chính là Lansoprazole, có tác dụng trong việc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, thực quản, trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm
  • Molingas
    Công dụng thuốc Molingas

    Thuốc Molingas được sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày và một số bệnh khác. Vậy cách sử dụng thuốc Molingas như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • sagapanto
    Công dụng thuốc Sagapanto

    Sagapanto là thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là Pantoprazol Natri Sesquihydrate. Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH TM Dược phẩm Quốc tế Thiên Đan. Vậy thuốc Sagapanto nên sử dụng thế nào?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Sanrabe
    Công dụng thuốc Sanrabe

    Thuốc Sanrabe chữa bệnh gì, có điều trị viêm loét dạ dày được không? Thực tế, Sanrabe với thành phần chính là Rabeprazole sodium, có tác dụng ức chế tiết axit dạ dày và chống viêm loét. Vậy thuốc Sanrabe ...

    Đọc thêm